Phận hẩm hiu của các “ông lớn” công nghệ Nhật Bản

    Du Lam, Theo ICT News 

    Các công ty Nhật Bản từng làm mưa làm gió thị trường điện tử nhưng ngày nay, họ lại bị “mổ xẻ” trên mặt báo vì khủng hoảng chứ không phải vì sản phẩm hay, tốt.

    Tại quốc gia đã phát minh ra Walkman, các tên tuổi lớn nhất lại bỏ lỡ xu hướng quan trọng – chẳng hạn smartphone – và bị nhấn chìm bởi tệ quan liêu trong doanh nghiệp. Những quyết định khiến tiền bạc thất thoát và các bê bối kế toán cũng nổi lên.

    Dưới đây là một vài cú ngã “ngoạn mục” nhất của các ông lớn Nhật Bản:

    Toshiba: Trên bờ vực

     Toshiba từng là hãng tạo ra xu thế từ laptop đến chip nhớ

    Toshiba từng là hãng tạo ra xu thế từ laptop đến chip nhớ

    Là hãng tiên phong trong laptop, tivi và các sản phẩm điện gia dụng khác, Toshiba không may vừa gia nhập hàng ngũ những gã khổng lồ gặp khó khăn của Nhật Bản và phải trông chờ sự trợ giúp từ ngân hàng. Jesper Koll, CEO Wisdom Tree Investments Japan, gọi “Toshiba là thây ma cuối cùng”. Tập đoàn đã đánh mất sân chơi vào tay các công ty Trung Quốc và Nhật Bản trong các ngành công nghiệp quan trọng.

    Nhằm đáp trả, Toshiba dấn thân vào các lĩnh vực khác, đốt tiền vào ngành năng lượng nguyên tử khi mua công ty Westinghouse Electric của Mỹ. Sau đó, công ty gặp rắc rối lớn với bê bối kế toán nghiêm trọng năm 2015. Khó khăn chồng chất khó khăn khi mảng năng lượng nguyên tử cũng không ra sao.

    Tháng 2/2017, Toshiba thông báo chi phí cho công ty Mỹ có thể “thổi bay” 6,3 tỷ USD của hãng. Westinghouse đã nộp đơn xin phá sản, còn Toshiba cảnh báo khó qua khỏi nợ nần. Giờ đây, họ đang muốn bán đi mảng chip nhớ và các tài sản khác để tiếp tục tồn tại.

    Sharp: Bán mình cho Foxconn

     Sharp đầu tư mạnh mẽ vào tivi LCD và tấm nền màn hình không không mấy hiệu quả.

    Sharp đầu tư mạnh mẽ vào tivi LCD và tấm nền màn hình không không mấy hiệu quả.

    Sharp vô cùng nổi tiếng những năm 1980 nhờ máy tính cao cấp, VCR và đầu phát cassette di động. Công ty đặt cược lớn vào tivi LCD và tấm nền màn hình và trong một thời gian, nó chứng tỏ hiệu quả. Tuy nhiên, đồng yên mạnh và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhu cầu đi xuống.

    Sharp đứng bên bờ vực phá sản nhiều năm và các ngân hàng phải ra tay giải cứu tới 2 lần. Năm 2015, công ty thông báo lỗ lớn, sa thải khoảng 5.000 lao động trên toàn cầu. Tuy con số nghe có vẻ không nhiều, thực tế nó lại vô cùng nghiêm trọng tại một nơi như Nhật Bản, quốc gia các công ty thường hoạt động để giúp ai cũng có việc làm, theo Keith Henry, nhà sáng lập Asia Strategy tại Tokyo.

    Năm ngoái, Sharp được Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử Đài Loan, mua lại.

    Olympus: Sống dựa vào thiết bị y tế?

     Olympus rơi vào vòng xoáy của bê bối kế toán.

    Olympus rơi vào vòng xoáy của bê bối kế toán.

    Olympus ban đầu là nhà sản xuất kính hiển vi, sau đó từng bước trở thành nhà sản xuất camera hàng đầu và nhà cung ứng thiết bị y tế. Tuy nhiên, các sai phạm trong kế toán đã kéo họ vào một trong những bê bối nhục nhã nhất.

    Năm 2011, Michael Woodford trở thành CEO không phải người Nhật đầu tiên của Olympus và nhanh chóng phát hiện công ty làm sai các thông báo tài chính, che giấu nhiều năm bị lỗ từ những năm 1990. Khi đưa ra câu hỏi, ban quản trị muốn đuổi việc ông song mọi sự đã rồi. Woodford trở thành người “chỉ điểm”, vạch trận gian lận kế toán trị giá 1,7 tỷ USD kéo dài 13 năm.

    Sau đó, Woodford có nói chính văn hóa đặc biệt tử tế của Nhật Bản là một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề của Olympus. Sự sùng bá người cao niên tạo ra môi trường nơi các quyết định quản trị nghèo nàn không bị cản trở.

    Với một đội ngũ điều hành mới, công ty đã quay trở lại ấn tượng. Giá cổ phiếu tăng gần 10 lần sau khi chạm đáy năm 2011 nhờ vào doanh số mạnh mẽ của các thiết bị y tế.

    Sanyo: Bị Panasonic thâu tóm

     Sanyo từng sở hữu bất động sản tại một điểm du lịch nổi tiếng của Luân Đôn, Anh.

    Sanyo từng sở hữu bất động sản tại một điểm du lịch nổi tiếng của Luân Đôn, Anh.

    Sanyo từng là nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn thứ ba Nhật Bản, bán pin điện thoại và đồ gia dụng. Công ty cũng nổi tiếng toàn cầu, thậm chí còn sở hữu bất động sản tại một trong những điểm du lịch hàng đầu của Luân Đôn (Anh), Piccadilly Circus, nơi bắt đầu quảng cáo trên tấm biển neon khổng lồ năm 1978.

    Những năm 2000, Sanyo rung chuyển khi vấp phải cạnh tranh từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng yên mạnh cũng khiến xuất khẩu Nhật Bản đắt đỏ hơn, đặt áp lực lên các nhà sản xuất. Năm 2009, Panasonic thôn tính Sanyo.

    Tấm biển rộng hơn 30m2 tại Piccadilly Circus, cũng như bản thân Sanyo, cũng là nạn nhân của sự thay đổi công nghệ. Sanyo được khuyên nên thay nó bằng màn hình LED hiện đại để hiển thị hình ảnh chuyển động. Tuy nhiên, công ty nói họ không cảm thấy phải thay đổi vì lý do kinh tế. Sau cùng, tấm biển của Sanyo cũng tắt sáng vào năm 2011.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ