Phân phối thực phẩm tồn dư vẫn ăn được với giá dưới 50%, startup Thụy Điển huy động được 18 triệu USD
Từ khi triển khai tại Thụy Điển, Karma đã hợp tác với hơn 1500 nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, khách sạn, quán cà phê, tiệm bánh... Để giúp giảm lượng thực phẩm tồn dư bằng cách phân phối cho hơn 350.000 người dùng.
- Grab - Go-Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí giữa 2 người bạn học Harvard
- Cô gái gây sốc trong giới công nghệ khi bán được startup bị cho là 'điên' với giá gần 4 tỷ USD sau 3 năm thành lập
- Xuất phát từ những ý tưởng đơn giản, 4 sản phẩm công nghệ này đang khiến cộng đồng startup phải "điên đảo"
Karma, startup có trụ sở tại Stockholm, tạo ra thị trường cho các nhà hàng, tiệm tạp hóa tại địa phương tiêu thụ thực phẩm tồn dư với mức giá ưu đãi, đã huy động được 12 triệu USD vốn Series A.
Chưa kể những khoản đầu tư từ Kinnevik Thụy Điển, Bessemer Venture Partners của Mỹ, nhà sản xuất thiết bị điện tử Electrolux... Tổng số vốn mà Karma kêu gọi đã lên tới 18 triệu USD.
Karma - Uber dành cho thực phẩm không bán hết, đến tay khách hàng với mức giá siêu ưu đãi
Được thành lập vào cuối năm 2015 bởi Hjalmar Ståhlberg Nordegren, Ludvig Berling, Mattis Larsson và Elsa Bernadotte. Chính thức ra mắt vào năm 2016, thị trường mà Karma tạo ra giúp những người kinh doanh thực phẩm bớt đau đầu vì lãng phí thức ăn. Thực phẩm chưa bán được sẽ tới tận tay khách hàng với mức giá giảm cực tốt, và đương nhiên chúng vẫn còn ăn được!
Quy tắc bất thành văn mà Karma đặt ra là: Thực phẩm vẫn phải còn hạn sử dụng, giá giảm dưới 50% so với giá gốc.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng ký địa chỉ trên ứng dụng Karma (có thể tải về từ App Store hoặc Google Play). Tại đó, có rất nhiều loại thức ăn được bày bán với giá giảm dưới 50%. Khi đã chọn được món ưng ý, bước tiếp theo là thanh toán qua ứng dụng trước khi hết giờ. Bạn cũng có thể theo dõi một hay nhiều nhà hàng/tiệm tạp hóa và nhận thông báo mỗi khi họ có món mới lên kệ.
"Có khoảng 1/3 thực phẩm trên thế giới bị đổ đi mỗi ngày", Ståhlberg Nordegren, CEO của Karma cho biết.
"Chúng tôi đang giảm thiểu lượng thực phẩm bị lãng phí bằng cách bán chúng với giá hợp lý qua ứng dụng... Những khách hàng như tôi và bạn có thể qua cửa hàng lấy trực tiếp hoặc chờ vận chuyển đến điểm chỉ định. Chúng tôi giúp người bán giảm lượng rác thực phẩm, tăng doanh thu còn người tiêu dùng có được những món ăn tuyệt với với giá ưu đãi. Chúng tôi giúp phân phối lại thực phẩm thay vì gây lãng phí."
Từ khi triển khai tại Thụy Điển, Karma đã hợp tác với hơn 1500 nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, khách sạn, quán cà phê, tiệm bánh... Để giúp giảm lượng thực phẩm tồn dư bằng cách phân phối cho hơn 350.000 người dùng.
Tháng 2 vừa qua, công ty đã mở rộng tới Anh, hợp tác với hơn 400 nhà hàng ở London, bao gồm các thương hiệu như Aubaine, Polpo, Caravan, K10, Taylor St Barista, Ned’s Noodle Bar và Detox Kitchen.
Ståhlberg Nordegren nói rằng những người dùng thường xuyên nhất của Karma thường là thanh niên, từ 25 - 40 tuổi. Họ đều làm việc trong thành phố và nhận đồ ăn từ Karma trên đường về nhà.
"Học sinh, sinh viên và thậm chí cả người già cũng yêu thích Karma vì đó là cách tuyệt vời để ăn ngon mà không tốn quá nhiều tiền", ông nói thêm.
Mục tiêu hiện tại của Karma là vươn ra 150 thị trường trên khắp thế giới. Tuy nhiên, họ sẽ phải nghiên cứu kỹ vì không phải quốc gia nào cũng phù hợp với mô hình này.
Theo Techcrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4