Phát hiện gần 100 ngọn núi lửa đang ngủ yên ngay bên dưới thềm băng lục địa Nam Cực

    Hogi Spiderum,  

    Các nhà địa chất gần đây đã phát hiện vành đai núi lửa lớn nhất từng được ghi nhận trên bề mặt Trái Đất, bao gồm một hệ thống gần 100 ngọn núi lửa chưa xác định nằm ẩn mình bên dưới nền băng vĩnh cửu của lục địa Nam Cực.

     Có ai ngờ phía dưới vẻ yên bình này là những con “quái thú” đang ngủ yên.

    Có ai ngờ phía dưới vẻ yên bình này là những con “quái thú” đang ngủ yên.

    Một cuộc khảo sát gần đây về vành đai Tây Nam Cực đã ghi nhận tổng cộng 138 ngọn núi lửa, trong đó 91 ngọn núi chưa từng được ghi nhận - các nhà khoa học đã dành rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu để xác định những ngọn núi lửa nào vẫn đang hoạt động, nguy cơ phun trào là cao hay thấp.

    "Câu hỏi bức thiết cần trả lời là: những ngọn núi lửa này đang hoạt động ở mức độ nào? Chúng ta cần xác định tình trạng của chúng càng sớm càng tốt," nhà địa chất học Robert Bingham đến từ đại học Edinburgh, Anh trả lời tờ The Guardian.

    "Một cuộc phun trào chắc chắn sẽ khiến băng tan - khiến mực nước biển dâng cao và những tảng băng trôi lang thang trên biển nhiều hơn."

     Núi lửa giữa lục địa băng, không chỉ một mà có hàng trăm ngọn như vậy.

    Núi lửa giữa lục địa băng, không chỉ một mà có hàng trăm ngọn như vậy.

    Nhóm nghiên cứu của Bingham xác định đường gãy nứt địa chất nằm dưới vùng băng vĩnh cửu Tây Nam Cực, dữ liệu thu thập về tình trạng các ngọn núi lửa được tập hợp thành cơ sở dữ liệu Bedmap 2, hồ sơ có thể dễ dàng tiếp cận để các nhà khoa học ở khắp mọi nơi cùng tham gia theo dõi, nghiên cứu.

    Các nhà khoa học đang tìm kiếm những cấu tạo địa chất hình nón nhô lên khỏi bề mặt băng vĩnh cửu ở Tây Nam Cực - đây là dấu hiệu của việc núi lửa đang mở rộng hoạt động trên bề mặt vỏ Trái Đất.

    Tất nhiên, chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường các đỉnh núi lửa khi nó ẩn dưới lớp băng dày hàng chục kilomet, một hệ thống radar chuyên dụng được sử dụng để xác định kết cấu đá bazan nằm bên dưới lục địa băng, kết hợp các nghiệp vụ khác để xác định kết cấu nào là núi lửa, kết cấu nào là núi thường.

    Trước đó các nhà khoa học đã phát hiện 47 ngọn núi lửa ngầm nằm dưới nền băng vĩnh cửu tại Nam Cực, sự xuất hiện "đột ngột" của 91 ngọn núi lửa mới - nằm trong khu vực khảo sát trải dài 3500km giữa tảng băng lớn nhất Nam Cực Ross Ice và Bán đảo Tây Nam Cực - khiến các nhà khoa học tin rằng còn rất nhiều ngọn núi lửa khác chưa được phát hiện.

     Tảng băng lớn nhất Nam Cực Ross Ice.

    Tảng băng lớn nhất Nam Cực Ross Ice.

    "Chúng tôi hiện rất bất ngờ, trước đó không ai kỳ vọng sẽ phát hiện ra một số lượng núi lửa lớn như vậy," Bingham chia sẻ với The Guardian.

    "Tôi nghĩ rằng đường gãy nứt này sẽ trở thành vành đai núi lửa lớn nhất trên thế giới, quy mô lớn hơn cả vành đai Đông Phi, nơi tập những ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động như Nyiragongo, Kilimanjaro, Longonot và nhiều ngọn núi lửa khác."

    Những ngọn núi lửa được phát hiện có độ cao từ 100m đến hơn 3.850m, và nếu một trong số chúng vẫn còn đang hoạt động, đó sẽ là một hiểm họa khó lường cho sự an toàn của thềm băng lục địa Nam Cực.

    Dù hầu hết những ngọn núi lửa này vẫn còn ngủ yên dưới lớp băng dày hàng chục kilomet - nhưng một khi nó phun trào, lớp băng Nam Cực sẽ dễ dàng bị tan chảy, kéo theo mực nước biển toàn cầu dâng cao.

     Trái Đất không chỉ ấm lên do hiệu ứng nhà kính, sức nóng từ những ngọn núi lửa ngầm cũng khiến quá trình bị đẩy nhanh.

    Trái Đất không chỉ ấm lên do hiệu ứng nhà kính, sức nóng từ những ngọn núi lửa ngầm cũng khiến quá trình bị đẩy nhanh.

    Bên cạnh mối lo ngại mực nước biển dâng cao, các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm tối đa tới các hoạt động địa chất hiện tại của núi lửa, chúng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng độ dày thềm băng đang giảm dần gần đây.

    "Những hoạt động núi lửa gia tăng tại khu vực này trùng hợp với thời điểm lớp băng phủ trên bề mặt lục địa Nam Cực giảm dần - sự kiện đáng chú ý đầu tiên sau thời kỳ kỷ băng hà gần nhất kết thúc," Bingham thông tin.

    "Lý thuyết nghiên cứu cho rằng hiện tượng trên hoàn toàn có thể xảy ra, bởi nếu không có lớp băng phủ bồi đắp theo thời gian, áp lực đè lên khu vực có các ngọn núi lửa sẽ giảm xuống, tạo điều kiện cho chúng hoạt động tích cực hơn, và khi các núi lửa ngày càng "sôi sục", băng lại tiếp tục tan và quá trình cứ thế tiếp tục."

    Hoạt động của hệ thống núi lửa Tây Nam Cực mới được phát hiện gần đây, các nhà khoa học cần một thời gian tập trung nghiên cứu để xác định đầy đủ những nguy cơ, tác động khó lường của sự kiện này.

    Trong quá khứ, Trái Đất đã trải qua rất nhiều sự kiện địa chất với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau, chúng ta có thể hy vọng rằng, phát hiện mới này dù tràn đầy những rủi ro khó đoán trước, cũng hoàn toàn có thể không đem lại tin xấu nào cho xã hội loài người.

    Phát hiện được đăng trên tạp chí Hội đồng Địa chất (Geological Society) số đặc biệt gần đây.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày