Phát hiện loài khủng long ăn thịt có kích cỡ nhỏ nhất trên Trái Đất, còn bé hơn cả một con chim ruồi
Loài khủng long mới được phát hiện này được xem là loài khủng long nhỏ nhất được phát hiện trên Trái Đất, chúng còn nhỏ hơn một con chim ruồi, nhưng lại là một loài ăn thịt vô cùng khủng khiếp.
Nói về những con khủng long, bạn sẽ nghĩ gì? Bạn sẽ nghĩ tới loài Tyrannosaurus Rex với thân hình to lớn, có thể nghiền nát bất cứ con thú nào, những loài khủng long bay to lớn tung hoành trên bầu trời hay những loài khủng long ăn cỏ có thể làm rung chuyển mặt đất bởi những bước chân của mình?
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature đã đưa chúng ta đến với một thái cực khác của loài khủng long - loài khủng long nhỏ nhất từng sống trên Trái Đất.
Oculudentavis là một chi đã tuyệt chủng với vị trí phân loại được xác định là một con khủng long avialan (theo nghĩa rộng là chim). Nó là chi chứa loài duy nhất một loài được biết đến, Oculudentavis khaungraae. Hóa thạch Oculudentavis duy nhất được biết đến bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh được bảo quản trong hổ phách Myanmar.
Nghiên cứu này đến từ nhóm các nhà cổ sinh vật học Xing Lida và Jingmai O'Connor (Zou Jingmei) của Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật học Bắc Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Loài khủng long mới này được biết đến chỉ thông qua một mẫu hộp sọ được bảo quản gần như nguyên vẹn trong một miếng hổ phách được khai quật ở phí bắc Myanmar. Mẫu vật này được xác định có niên đại khoảng 99 triệu năm, được cho là sống ở kỷ Phấn trắng và hiện được đặt tên là Oculudentavis khaungraae.
Một miếng hổ phách bên trong chứa mẫu hóa thạch loài khủng long nhỏ nhất vừa được phát hiện tại Myanmar, mẫu hóa thạch này là hộp sọ của một loài giống chim và được xác định có niên đại khoảng 99 triệu năm.
Các nhà khoa học đã sử dụng tia X cực mạnh để quét mẫu vật từ miếng mẫu hổ phách để có thể mô phỏng được hình ảnh ba chiều của hộp sọ mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới mẫu vật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hộp sọ của loài khủng long này chỉ dài 1,5 cm và nặng chưa tới 2,8 gram. Tổng chiều dài cơ thể ước tỉnh chỉ từ 5 - 6 cm, và kích thước thật của nó có thể còn nhỏ hơn cả loài chim ruồi hiện đại.
Tên chi Oculudentavis đã được chọn từ sự kết hợp của các từ oculus, nha, và avis. Những từ tiếng Latinh này có nghĩa lần lượt là "mắt", "răng" và "chim". Tên loài là để vinh danh Khaung Ra, người phụ nữ đã tặng mảnh hổ phách cho Bảo tàng Hổ phách Hupoge để phục vụ cho việc nghiên cứu. Hiện tại, mẫu vật này được phân loại là HPG-15-3 trong Bảo tàng Hổ phách Hupoge.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là với một cơ thể nhỏ bé như vậy, chúng lại là những kẻ săn mồi bởi sau khi xem xét và phân tích các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng sở hữu khoảng 100 chiếc răng sắc nhọn, đôi mắt to giống như loài thằn lằn và cấu trúc hộp sọ vững chắc, có xu hướng không linh hoạt và những đặc điểm gần như tượng tự loài khủng long săn mồi Tyrannosaurus!
Loài khủng long này có hốc mắt rất lớn và có một vòng xơ cứng dày được hình thành từ các quầng xơ cứng hình muỗng bất thường. Điều này chỉ ra rằng nó có khả năng là một động vật sống ban ngày. Nó sở hữu một cú đớp tương đối mạnh, hàm răng sắc nhọn, da miệng có kết cấu rộng, xương hàm dưới phát triển và hộp sọ mạnh mẽ, không linh hoạt.
Nhưng vì kích thước quá nhỏ bé của chúng nên tất nhiên con mồi của loài khủng long này chắc chắn không giống như kẻ săn mồi to lớn Tyrannosaurus Rex, với kích thước như vậy chúng thậm chí còn không thể săn được các loài động vật có vú với kích thước nhỏ bé ở thời đại bấy giờ, thay vào đó, chúng ăn những loại côn trùng nhỏ. Theo các nhà khoa học, ở một vài tình huống đặc biệt thì loài khủng long này chúng có thể trở thành con mồi của một số loài côn trùng khác, điển hình là loài bọ ngựa tiền sử.
Các đặc điểm tạo ra bởi kích thước nhỏ của Oculudentavis dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra kết luận chính xác về phân loại loài khủng long này.
Điều đặc biệt thú vị là mẫu vật này được bảo quản trong một miếng hổ phách, bởi vậy lưỡi của loài khủng long này vẫn còn nguyên vẹn, điều này cho phép các nhà khoa học có thể phân tích sâu hơn đặc điểm sinh học của chúng.
Giáo sư Jingmai O'Connor, đồng tác giả công bố trên cho biết đây là hóa thạch kỳ lạ nhất mà ông may mắn tìm ra.
Theo mô tả của ông, loài khủng long này có cấu trúc mỏ nhọn với răng chi chít giúp cho chúng có thể bắt được sâu bọ một cách dễ dàng. Cấu trúc hàm này dễ dàng bắt gặp ở những loài chim ngày nay. Nhiều khả năng, những con khủng long hàng triệu năm trước đã trở thành chim hiện đại.
"Khi nhắc đến khủng long, nhiều người thường liên tưởng tới những sinh vật to lớn và chậm chạp, nhưng các phát hiện trong hổ phách gần đây cho thấy sự sống thời tiền sử đa dạng hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Vẫn còn nhiều loài khủng long nhỏ bé chưa được mô tả trong hồ sơ hóa thạch", Jingmai O'Connor cho biết, "Tôi thực sự kinh ngạc! Chúng tôi chưa từng thấy thứ gì tương tự". "Khi một con vật được bảo quản trong hổ phách, trông nó như mới chết vào hôm qua".
Do kích thước của chúng quá nhỏ bé nên những mẫu hóa thạch của chúng rất dễ vỡ và khó được phát hiện, chỉ có một mẫu hộp sọ được phát hiện nên các nhà khoa học vẫn không thể phân loại được loài khủng long này, nên chúng tạm thời được đặt trong họ chim.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín