Nhờ vào một chiếc máy ảnh chuyên dụng gắn lên cây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một con bongo đồng bằng sau nhiều năm chúng giấu mình sâu trong rừng.
Các nhà nghiên cứu đến từ vườn thú Chester đã ghi lại hình ảnh của con lowland bongo (Bongo đồng bằng, một loài linh dương rừng quý hiếm).
Nó là một trong những loài khó tìm thấy nhất trên thế giới trong công viên Quốc gia Semuliki, Ouganda, ở biên giới nước Công-gô, trong khuôn khổ cuộc khảo sát toàn diện các máy ảnh săn động vật do vườn thú chủ trì có tên gọi Chương trình Africa Field.
Lowland bongo được biết đến là loài linh dương vằn lớn nhất thể giới nhưng lại khá nhút nhát và dễ sợ hãi. Chúng thường sống đơn độc, kiếm ăn và di chuyển một mình.
Linh dương vằn hiện đang được xếp vào nhóm sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN, với số lượng cá thể đang trên đà suy giảm là 30.000 do mất môi trường sống và nạn săn bắn.
Ảnh minh họa
Chúng là loài đặc hữu của miền trung và miền tây châu Phi, và dễ dàng nhận ra bởi bộ lông sọc trắng và đỏ nâu cùng đôi sừng xoắn ốc. Con đực trưởng thành có thể cao 1.3 m (tính tới vai) và nặng hơn 362 kg.
Stuart Nixon, điều phối viên của cuộc khảo sát cho biết trên thông cáo báo chí của vườn thú: "Chúng tôi ngạc nhiên một động vật to lớn sừng sững như vậy lại không bị phát hiện trong một thời gian quá dài, nhưng lowland bongo là một trong các loài nổi tiếng nhút nhát và khó tìm thấy".
"Không có con lowland bongo nào được nuôi dưỡng trong vườn thú, điều này hạn chế mọi nỗ lực bảo tồn đối với những quần thể hoang dã như vậy", Nixon nhấn mạnh.
Máy ảnh săn động vật còn "bắt" cả tinh tinh. Nguồn: CHESTER ZOO
Cũng theo thông tin trên thông cáo của vườn thú, cuộc khảo sát đã ghi nhận hơn 18.000 hình ảnh của 32 loài động vật có vú khác, nhiều trong số chúng chưa bao giờ được nhìn thấy.
Nguồn: CHESTER ZOO
Việc tìm ra lowland bongo là bằng chứng cho khả năng phát hiện nhiều loài động vật hơn nữa trong khu vực mà Guma Nelson, trưởng ban quản lý khu bảo tồn Kibale, gọi là "một điểm nóng về đa dạng sinh học".
Do nơi đây nằm gần với nơi ẩn náu Pleistocen (một khu vực thuận lợi cho các động vật sống sót qua thời kỳ băng hà trong kỷ Pleistocen) nên "vẫn còn nhiều loài động vật hiếm và đặc hữu để khám phá nếu có nhiều cuộc khảo sát sâu rộng hơn được thực hiện", ông cho biết.
Việc sử dụng máy ảnh săn động vật ngày càng trở nên phổ biến với các nhà nghiên cứu và các tổ chức cứu hộ động vật hoang dã như là phương tiện giám sát và thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn môi trường. Thiết bị này thường được gắn trên cây, dưới các hố nước hay dọc theo các lối đi để phục vụ cho việc theo dõi có chiến lược lâu dài và dễ dàng ngụy trang.
Chúng được trang bị máy đo gia tốc để chụp ảnh màu ban ngày và ảnh đen trắng ban đêm bằng cách sử dụng một đèn flash hồng ngoại vô hình để không gây sợ hãi cho các con vật.
Quỹ động quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) hiện đã lắp đặt các máy ảnh săn động vật như là một phần của chương trình "African Rhino" của họ, hướng đến việc giải cứu số lượng cá thể tê giác đang suy giảm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"