Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam: "Không đánh đồng blockchain với crypto, tiền mã hóa"
Trong thế giới blockchain, tiền mã hóa chỉ là một ứng dụng nhỏ và hoàn toàn không đại diện cho toàn bộ lĩnh vực blockchain.
- Có thể có một thực tại song song đang tồn tại với chúng ta, ngay tại đây và vào lúc này
- Lo ngại thảm họa biến đổi khí hậu, các nhà khoa học muốn lưu trữ tri thức toàn nhân loại trên núi lửa Mặt Trăng
- Xuất hiện video Elon Musk "giả", quảng bá nền tảng trao đổi tiền mã hóa lừa đảo
- Sinh viên Trung Quốc đối mặt khủng hoảng việc làm khi lĩnh vực công nghệ và xe điện ngừng tuyển dụng
Ngày 17 tháng Năm vừa qua đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với những người đam mê blockchain tại Việt Nam khi Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức ra mắt. Với sự kiện này, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có Hiệp hội blockchain chính danh.
Không chỉ là nơi quy tụ những người có chung niềm đam mê để cùng nghiên cứu phát triển công nghệ này trong nước, Hiệp hội còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên cũng như cộng đồng blockchain Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế.
Không đánh đồng blockchain với tiền mã hóa
Cho dù công nghệ blockchain đã xuất hiện từ hơn 10 năm nay và ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, nhưng cho đến nay vẫn có không ít nhầm lẫn về nó khi đánh đồng công nghệ này với tiền mã hóa. Trước sự sụt giảm của thị trường tiền mã hóa hiện nay - hay còn gọi là “Mùa đông tiền mã hóa” - có không ít lo ngại cho rằng việc Hiệp hội blockchain Việt Nam ra mắt vào thời điểm này là không hợp lý.
Nhưng theo khẳng định của ông Huy Nguyễn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, chính sự nhầm lẫn khi đánh đồng blockchain với tiền mã hóa đã khiến nhiều người lo lắng về tương lai công nghệ blockchain ở thời điểm hiện tại.
“Tiền mã hóa chỉ là một trong nhiều ứng dụng của công nghệ blockchain.” Ông Huy Nguyễn cho biết. Chính vì vậy, áp dụng khái niệm “Mùa đông tiền mã hóa” vào công nghệ blockchain trong bối cảnh hiện tại có thể không còn đúng.
Trong khi khái niệm này nói về sự bùng nổ và thoái trào nhanh chóng của tiền mã hóa những năm 2017-2018 - ứng dụng gần như duy nhất của blockchain vào thời điểm đó - thì hiện tại, ứng dụng của blockchain đã mở rộng vượt ra ngoài phạm vi của tiền mã hóa với các khái niệm như DeFi (ứng dụng tài chính phi tập trung), NFT, vũ trụ ảo metaverse, thương mại điện tử, DID, Truy xuất nguồn gốc, …
Sự nở rộ các ứng dụng mới dựa trên blockchain với mức độ thâm nhập ngày càng sâu vào cuộc sống hiện tại - thay vì chỉ xoay quanh các dự án tiền mã hóa - cho thấy “giá trị lâu dài của việc áp dụng blockchain vào đời sống”. Điều này càng khẳng định cho sự cần thiết phải có một Hiệp hội mang tầm cỡ quốc gia dành cho blockchain, để có thể đào sâu nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới từ công nghệ này.
Xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư
Không chỉ sự trầm lắng của thị trường tiền mã hóa, một vấn đề khác cũng làm mọi người e ngại về thời điểm ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam hiện tại là tình trạng lừa đảo hoặc những cú rug-pull đang diễn ra tràn lan trên thị trường. Ngay cả các dự án nghiêm túc, việc giá token sụt giảm quá mạnh do tác động của thị trường đang làm người dùng hoang mang, mất niềm tin, còn các nhà đầu tư e ngại không dám tham gia vào.
Nhưng theo khẳng định của ông Huy Nguyễn, tình trạng này không phải là đặc trưng của riêng Việt Nam mà những vấn đề tương tự cũng đang xảy ra ở nhiều nước xung quanh. Blockchain là một thị trường mới với nhiều cơ hội mới, vì vậy nó cũng sẽ kéo theo những kẻ muốn tranh thủ cơ hội để kiếm tiền nhanh chóng.
Bên cạnh đó, thị trường đang trong đợt điều chỉnh sau một nhịp tăng bùng nổ kéo dài 2 năm qua, do vậy, việc giá token giảm là điều khó tránh khỏi. Nhưng không có nghĩa đó là dự án scam hay lừa đảo. Theo nhận định của ông Huy Nguyễn, “thẳng thắn là thị trường vẫn có dự án tốt, dự án xấu. Dự án tốt thì bất kỳ thị trường có biến động thế nào họ vẫn làm, vẫn xây sản phẩm. Dự án không tốt thì có thể phải dừng lại. Nó là lựa chọn tự nhiên của thị trường khi bước vào giai đoạn “gạn đục khơi trong”.”
Do vậy, điều quan trọng trong giai đoạn này là để người dùng không bị mất tiền, nhưng đồng thời cũng giúp các dự án blockchain có thể tồn tại và phát triển. Đây chính là lúc cần đến một tổ chức chính quy như Hiệp hội Blockchain Việt Nam để có thể tạo ra hàng lang pháp lý đủ mạnh, quản lý và bảo vệ cả 2 bên, người làm dự án và người dùng của dự án.
Nói cách khác, giờ có thể không phải là thời điểm đẹp nhất của thị trường tiền mã hóa, nhưng là thời điểm cần thiết nhất cho việc ra đời một tổ chức chính quy như Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Bên cạnh nhu cầu từ các doanh nghiệp làm dự án blockchain cũng như người dùng tham gia dự án, việc ra mắt Hiệp hội blockchain Việt Nam vào lúc này cũng là lúc thiên thời - địa lợi - nhân hòa khi cho thấy sự sẵn sàng của nhà nước đối với lĩnh vực này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời