6 tháng sau lệnh cấm, đây là tình cảnh tại quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm nhập khẩu xe xăng dầu.
- Trận chiến giữa người ngoài hành tinh và con người năm 1978: Sự thật hay chỉ là một truyền thuyết đô thị?
- Bí ẩn Utsuro-bune: Người phụ nữ ngoài Trái Đất đến Nhật Bản năm 1803?
- Lần đầu tiên phát hiện vi nhựa xâm nhập vào não người!
- Các nền văn minh cổ đại đã sử dụng những biện pháp đơn giản này để làm mát các thành phố, tại sao chúng ta không thể làm như vậy?
- Lợn thông minh hơn chó, vậy tại sao chúng ta đối xử với chúng rất khác nhau?
Hàm lượng khí nhà kính tăng mạnh do các hoạt động của con người đã khiến biến đổi khí hậu xảy ra. Nhằm ngăn chặn, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng và lên kế hoạch cho nhiều biện pháp khắc phục, trong đó có xanh hóa giao thông.
Ngày nay, xe điện đang được xem là giải pháp khả thi nhất với giao thông xanh; song, phần đông các quốc gia đều đặt kế hoạch cấm xe sử dụng động cơ đốt trong ở một thời điểm rất xa so với hiện tại.
Nhưng Ethiopia - một quốc gia châu Phi - đã cấm nhập khẩu xe xăng dầu từ tháng 2 năm nay.
Cấm nhập khẩu, trừ khi là xe điện!
Bối cảnh của lệnh cấm được cho đến từ chi phí mà quốc gia này đã bỏ ra để nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch về. Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Logistics của Ethiopia, ông Alemu Sime cho biết rằng trong năm 2023, nước này chi ra khoảng 7,6 tỷ USD để nhập khẩu xăng và dầu diesel, ngốn một lượng rất lớn ngoại tệ - thứ mà quốc gia này không có nhiều.
Một nửa số nhiên liệu nhập khẩu về được sử dụng cho phương tiện giao thông; trong khi đó, sản lượng điện của Ethiopia lại rất sạch khi khoảng 90% tới từ thủy điện, số ít còn lại chủ yếu tới từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió.
Trước tình cảnh đó, Ethiopia đã rất mạnh tay đưa ra lệnh cấm nhập khẩu đối với các loại xe sử dụng động cơ đốt trong. Ông Alemu Sime cho biết: "Quyết định đã có, rằng ô tô sẽ không thể được nhập vào Ethiopia trừ khi đó là xe điện".
Lệnh cấm này đã được áp dụng từ tháng 2/2024.
Tại thời điểm đó, quyết định của Ethiopia được coi là sớm nhất thế giới khi Liên minh châu Âu dự định áp lệnh cấm bán từ năm 2035, tương tự như Canada, Singapore, Ấn Độ... hay nhiều bang ở Mỹ. Với lệnh cấm đó, Ethiopia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp lệnh cấm đối với xe xăng dầu.
Lệnh này tuy cấm nhập khẩu xe sử dụng động cơ đốt trong dạng nguyên chiếc, nhưng về bản chất lại không cấm đối với việc nhập khẩu để lắp ráp trong nước. Song, do dạng xe lắp ráp này không phổ biến nên vẫn tạo nhiều điều kiện cho xe điện phát triển, bên cạnh những ưu đãi về thuế đã có trước đó.
Song song, Ethiopia cũng có những chính sách riêng nhằm thúc đẩy lắp ráp xe điện trong nước. Những thuận lợi này đã khiến nhiều đơn vị cân nhắc đặt nhà máy tại quốc gia Ethiopia.
Tuy nhiên, lệnh cấm xe xăng được coi là đến quá sớm khi gây ra nhiều bất tiện trong thực tiễn - bài viết trên một chuyên trang công nghệ phản ánh.
Đã quá vội vã với xe điện?
Chuyên trang Rest of World đã thuật lại những câu chuyện từ thực tiễn của Ethiopia sau lệnh cấm nhập khẩu xe xăng dầu. Bài viết bắt đầu với câu chuyện của Araya Belete, một nhân viên phải đi mua xe cho công ty; anh đã chọn 4 chiếc xe điện từ Kas Auto của Trung Quốc.
Việc mua tuy có phần đơn giản, khó khăn chỉ ập tới khi sử dụng và bảo dưỡng xe. Lúc xảy ra lỗi, thợ sửa xe ở khu vực Araya Belete sinh sống không biết cách sửa, hướng dẫn sử dụng theo xe thì lại viết bằng tiếng Trung; để sửa thì anh đã phải học từ các video trên Youtube.
Không chỉ vậy, Araya Belete cũng nêu lên bất cập từ vấn đề thiếu nơi sạc điện.
Chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Bộ Giao thông - Vận tải và Logistics Ethiopia, Yizengaw Yitayih, cho biết rằng trên diện tích gần 1,222 triệu kilomet vuông (để dễ hình dung: Diện tích Việt Nam là gần 331.690 kilomet vuông), Ethiopia chỉ có 50 trạm sạc công cộng.
Rest of World đã thử đi tìm một số trạm sạc do chính phủ mở; trong số 4 trạm được tìm thấy thì chỉ có một nửa trong số đó còn đang hoạt động. Bộ Giao thông - Vận tải và Logistics Ethiopia cho rằng nước này đã có trên 100.000 chiếc xe điện; trong 10 năm tới, quốc gia này phấn đấu đạt tới 500.000 chiếc.
Nhưng liệu mục tiêu này có trở thành hiện thực được hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của chính phủ.
Chính phủ không phải đơn vị duy nhất đầu tư vào trạm sạc cho xe điện. Green Tech Africa, TotalEnergies hay Haile Motors cũng là các đơn vị đang xây dựng, nhưng cần phải nhắc rằng các đơn vị tư khó lòng giúp thay đổi tình hình khi Ethiopia vẫn đang rất vất vả để thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Ngoài vấn đề về thiếu trạm sạc, Ethiopia cũng hay phải đối mặt với tình trạng thiếu điện. Nhiều tờ báo của Ethiopia cũng đã phản ánh, cho rằng tình trạng có vẻ trầm trọng hơn trong những năm gần đây, xảy ra không chỉ ở thủ đô mà còn nhiều tỉnh thành khắp đất nước.
Yohannes Zewge là chủ của một chiếc SUV điện Volkswagen ID.4, đã sử dụng được tới 4 năm nhưng lại đang cân nhắc bán đi để mua một chiếc xe hybrid, hoặc quay trở về với xe thuần xăng. Yohannes Zewge cho biết: "Tìm thấy trạm sạc tốt thì gần như không bao giờ dùng được. Tuổi thọ pin sụt quá nhanh, và đi xa thì rất khó".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"