Rakuten vượt mặt Amazon, trở thành công ty thương mại điện tử đầu tiên áp dụng công nghệ blockchain và tiền mã hóa vào dịch vụ của mình
Chương trình khách hàng thân thiết giá trị 9 tỷ USD của Rakuten sẽ được chuyển thành tiền mã hóa Rakuten Coin.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Rakuten là đối thủ lớn nhất của Amazon tại thị trường Nhật Bản. Mới đây, Rakuten đã nhanh chân vượt mặt Amazon để trở thành công ty thương mại điện tử đầu tiên tích hợp công nghệ blockchain vào chương trình khách hàng thân thiết của mình. Bên cạnh đó, công ty Nhật Bản cũng ra mắt đồng tiền mã hóa của riêng mình có tên Rakuten Coin.
Quay trở lại vào năm 2016, Rakuten đã mua lại Bitnet - một startup phát triển công nghệ và ứng dụng blockchain. Và giờ đây, thương vụ thâu tóm này đã cho thấy tác dụng của nó. Rakuten sẽ ra mắt Rakuten Coin và áp dụng công nghệ blockchain vào dịch vụ khách hàng thân thiết Rakuten Super Points.
CEO Hiroshi "Mickey" Mikitani cho biết Rakuten Coin là một loại tiền tệ “không biên giới”. Rất có thể khách hàng trên khắp thế giới sẽ có thể sử dụng Rakuten Coin để mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử này, với chi phí thấp và tốc độ thực hiện giao dịch nhanh.
Với đồng tiền mã hóa của riêng mình, Rakuten có thể thu hút thêm nhiều khách hàng quốc tế, giúp họ không còn phải lo lắng về vấn đề tỷ giá hay thanh toán bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, cơn sốt tiền mã hóa thời gian gần đây cũng sẽ giúp Rakuten tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Điều thú vị là Rakuten đã vượt mặt các gã khổng lồ thương mại điện tử khác như Amazon hay Alibaba, để trở thành công ty đầu tiên áp dụng blockchain và cryptocurrency vào dịch vụ mua sắm trực tuyến của mình. Amazon chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy sẽ ứng dụng công nghệ blockchain, trong khi Alibaba mới chỉ ra mắt dịch vụ blockchain để khai thác tiền mã hóa chứ không phải thương mại điện tử.
Tham khảo: techcrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"