Recipes for Good Luck: Cuốn sách hé lộ thói quen kỳ lạ của những bộ óc sáng tạo nhất thế giới
Không phải ai cũng biết rằng, các vĩ nhân lại có những thói quen kỳ lạ và có phần mê tín.
Bàn đứng - vật dụng văn minh, đại diện cho lối sống cách làm việc lành mạnh trong thế giới hiện đại đã giúp Virginia Woolf, nữ sĩ tiêu biểu của thế kỷ 20 tạo ra những áng văn bất hủ. Mục đích ban đầu của bà khi sử dụng bàn đứng là gì? Không phải để giảm cân hay chỉnh dáng, chỉ đơn giản là thay đổi cách nhìn các con chữ.
Cuốn sách "Recipes for Good Luck" (tạm dịch: Công thức Hảo vận) của tác giả Ellen Weinstein
Woolf chỉ là một trong 70 nghệ sĩ, nhà tư tưởng nổi bật qua cuốn sách "Recipes for Good Luck" (tạm dịch: Công thức Hảo vận) của tác giả Ellen Weinstein.
Weinstein đã ghi chép và tổng hợp những nghi thức (ritual) và thói quen kỳ quặc, có phần mê tín của những bộ óc sáng tạo nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, những bức tranh minh họa vô cùng thông minh cùng lời giải thích ngắn gọn sẽ cho bạn cái nhìn mới mẻ về các vĩ nhân.
Eric Jaffe, cựu chuyên gia phân tích của Co.Design từng nói: "Những ý tưởng có phần điên rồ của những bộ óc sáng tạo đã có mặt từ buổi bình minh của nhân loại".
Khó có thể khẳng định mối liên kết giữa sự sáng tạo và mê tín nhưng cũng không thể phủ nhận giả thuyết này. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người sáng tạo thường có "sự ức chế nhận thức" giảm. Có nghĩa là, họ rất giỏi trong việc loại bỏ những ý tưởng vô dụng ra khỏi đầu. Sự ức chế nhận thức thấp có liên quan đến những người bị coi là mê tín dị đoan: Chụp cắt lớp não cho thấy, việc giảm bớt một ý nghĩ mang tính siêu nhiên đòi hỏi nhiều năng lượng tinh thần hơn là chấp nhận nó.
Vì vậy, cùng một quá trình nhận thức mà làm cho bạn sáng tạo cũng có thể làm cho bạn dễ mê tín dị đoan.
Dù sao đi nữa, tìm hiểu thói quen kỳ lạ của các vĩ nhân là điều rất thú vị:
Virginia Woolf
Bàn đứng - vật dụng văn minh, đại diện cho lối sống cách làm việc lành mạnh trong thế giới hiện đại đã giúp Virginia Woolf, nữ sĩ tiêu biểu của thế kỷ 20 tạo ra những áng văn bất hủ. Mục đích ban đầu của bà khi sử dụng bàn đứng là gì? Không phải để giảm cân hay chỉnh dáng, chỉ đơn giản là thay đổi cách nhìn các con chữ
Benjamin Franklin
Benjamin Franklin có một phương pháp gọi là "tắm không khí" (air bath). Mỗi buổi sáng, ông sẽ mở toang cửa sổ tầng trệt của tòa nhà, ở trần để đọc sách hoặc viết lách trong nửa giờ
Agatha Christie
Agatha Christie là nữ nhà văn trinh thám nổi tiếng của Anh. Bà có thói quen ăn trong bồn tắm rồi ngủ mơ luôn ở đó, sau khi tỉnh dậy Agatha sẽ ghi lại những "plot" oái oăm nhất mà một sát nhân có thể nghĩ ra trong tiểu thuyết trinh thám. Nếu tên của nữ nhà văn này không mấy ấn tượng với bạn, bà chính là tác giả của "Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông"
Charles Dickens
Charles Dickens hay mang theo một chiếc la bàn, chủ yếu để chỉnh đầu về phía bắc trong lúc ngủ. Dickens tin rằng, ngủ quay đầu về hướng bắc sẽ kích thích sự sáng tạo
Dan Brown
Dan Brown, tác giả của nhiều tiểu thuyết "xoắn não" thường xuyên đi giày không trọng lực (gravity boots) rồi treo mình trên xà nhà. Ông làm như vậy để thoát khỏi sự bế tắc trong khi viết lách
Theodor Seuss Geisel
Theodor Seuss Geisel là nhà văn, nhà thơ kiêm họa sĩ biếm họa người Mỹ, được biết tới nhiều nhất bởi những cuốn truyện thiếu nhi viết dưới bút danh Dr. Seuss. Mỗi khi gặp bế tắc, ông thường đội mũ, điều đó đã tạo cảm hứng để Dr. Seuss viết nên "The Cat in the Hat" được trẻ em yêu thích
Ieoh Ming Pei
Ieoh Ming Pei là một KTS đại tài, ông đã đặt một trong những nền móng quan trọng nhất cho kiến trúc hiện đại. I.M. Pei thường tắt hết điện, vẽ ra các ý tưởng trong tâm trí, sau khi hoàn thành ông sẽ phác thảo lại chúng trong nhà tắm
Ludwig van Beethoven
Không mấy ai biết rằng, nhà soạn nhạc đại tài Ludwig van Beethoven có thói quen... đếm hạt cà phê để kích thích cảm hứng sáng tạo
Pablo Picasso
Pablo Ruiz Picasso, thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Ông được biết tới vì thói quen rất dị: Thu thập và cất giữ móng tay, tóc và quần áo cũ của mình vì sợ mất đi bản chất con người
Theo Fast Company
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android