Trong Quý 2/2018, cả hai công ty đều thống trị thị trường smartphone đang nóng hầm hập của Ấn Độ, với tổng thị phần tăng từ 43% cùng kỳ năm ngoái lên mức 60% năm nay.
Trở lại sau một vài quý tài chính thất bát tại Ấn Độ, Samsung nhanh chóng phản công và gần như đánh bại Xiaomi để đoạt lại ngôi vương ở thị trường mới nổi đang nóng lên từng ngày này. Công ty Hàn Quốc tăng trưởng 47% so với cùng kỳ năm trước, bán được 9,9 triệu smartphone và chiếm 30,2% thị phần trong Quý 2/2018, tăng 25% so với Quý 2/2017. Đáng tiếc là dù có thành tích ấn tượng, Samsung vẫn chưa thể vượt qua Xiaomi vốn đang nổi lên là một hãng sản xuất smartphone lớn nhất thị trường Ấn Độ.
Để tiện so sánh, Samsung bán được dưới 7,5 triệu thiết bị và nắm giữ 25% thị phần ở Ấn Độ trong Quý 1 năm nay, trong khi Xiaomi bán được hơn 9 triệu thiết bị và nắm giữ 31% thị phần. Xiaomi không tăng mạnh trong Quý 2, nhưng vẫn giữ được mức thị phần của mình để duy trì vị trí đầu bảng. Hãng smartphone Trung Quốc đã bán được khoảng 9,9 triệu thiết bị và đạt mức thị phần 30,4% - tức tăng trưởng 106% hàng năm. Mẫu Galaxy J2 Pro chính là mẫu máy bán chạy nhất tại Ấn Độ của Samsung trong Quý 2 với 2,3 triệu máy được bán ra, trong khi về phía Xiaomi, mẫu máy bán chạy nhất là Redmi 5A với khoảng 3,3 triệu máy.
Thế nhưng, dù Xiaomi ngày một phổ biến hơn ở Ấn Độ, Samsung vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng. Có một số lý do giải thích cho điều này.
Đầu tiên, thương hiệu Samsung quá mạnh, vượt quá xa Xiaomi - vốn là một thương hiệu Trung Quốc mới nổi lên từ vài năm trở lại đây. Theo hãng tư vấn Interbrand, đến năm 2017, Samsung đã leo lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu. CEO Interbrand là Masahito Namiki đã nhận định rằng "Trong 10 năm qua, Samsung đã thực hiện chính sách củng cố sức mạnh thương hiệu. Chính sách này hiện vẫn được duy trì dù lãnh đạo cấp cao biến động, giúp hạn chế ảnh hưởng của scandal đến hình ảnh thương hiệu". Trong danh sách này không hề có Xiaomi! Và khi thị trường ngày một phát triển, trưởng thành hơn, người tiêu dùng hiển nhiên sẽ bắt đầu lựa chọn cho mình những thương hiệu nổi tiếng hơn, đảm bảo về mặt lâu dài hơn.
Tiếp theo, sức mạnh công nghệ của Samsung nằm ở một vị thế khác so với Xiaomi. Trong khi Samsung liên tục cải tiến sản phẩm với các công nghệ mới độc đáo mà chỉ có smartphone của Samsung mới có, Xiaomi lại đi theo hướng "sao chép" công nghệ. Bản thân công ty Trung Quốc này cũng được ví von là "Apple của Trung Quốc", và những màn ra mắt sản phẩm của hãng cũng có nét gì đó rất giống với những sự kiện tương tự từ Apple. Chính sự sáng tạo và công nghệ của Samsung đã giúp hãng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Đặc biệt trong bối cảnh thời gian gần đây, Samsung bắt đầu thực hiện chiến lược mang các tính năng hấp dẫn vốn trước kia chỉ dành cho các sản phẩm flagship, như camera selfie kép, màn hình vô cực... lên các dòng máy cấp thấp hơn, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, thì hiển nhiên người tiêu dùng sẽ lựa chọn ngay các sản phẩm của Samsung, thay vì những điện thoại giá rẻ với tính năng "thường thường bậc trung", "vừa đủ xài" theo triết lý kinh doanh của Xiaomi.
Cuối cùng, Samsung nắm giữ một chuỗi cung ứng chất lượng cao, với nhiều nhà cung ứng tên tuổi mà Xiaomi không có được. Một chuỗi cung ứng tốt sẽ cung cấp những linh kiện với chất lượng vượt trội trong thời gian hợp lý. Đây là một lợi thế cạnh tranh của Samsung so với Xiaomi trong tương lai có thể thấy trước được.
Với những lý do như vậy, không lạ gì khi tại thị trường Ấn Độ, một khi Samsung vùng dậy phản công, Xiaomi ngay lập tức tỏ ra yếu thế. Ở thời điểm hiện tại, Xiaomi có lẽ vẫn giữ vững vị thế hãng smartphone hàng đầu tại Ấn Độ, nhưng nhiều khả năng vị trí này sẽ sớm rơi vào tay Samsung mà thôi.
Tham khảo: SamMobile
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"