Samsung QLED TV – Bước đột phá với công nghệ Quantum Dot cải tiến
Trên hầu hết các mẫu TV hiện nay của các hãng như Samsung, Sony hay LG đều sử dụng màn hình có nguồn gốc phát triển từ màn hình tinh thể lỏng (LCD).
Màn hình LCD là một trong những công nghệ làm thay đổi toàn diện bộ mặt của ngành công nghiệp TV . Màn hình LCD cho độ mỏng hơn so màn hình công nghệ CRT cũ kỹ rất nhiều. Tuy nhiên nó lại có một nhược điểm là độ tương phản thấp hơn màn hình CRT. Qua nhiều năm các nhà sản xuất đã phát triển rất nhiều những công nghệ khác nhau trên màn hình LCD để nỗ lực tạo ra một màn hình vừa có độ mỏng như LCD vừa thể hiện màu sắc trung thực, độ tương phản cao như màn hình CRT. Một trong số đó phải kể đến công nghệ màn hình OLED, công nghệ màn hình đang được quảng bá mạnh thời gian gần đây..
Các mẫu TV QLED mới
Năm 2017 này chúng ta được thấy nhiều hơn sự xuất hiện của những chiếc TV sử dụng công nghệ có tên gọi là QLED. Đây là một công nghệ mới, thậm chí còn tốt hơn so với OLED. QLED có khả năng tái tạo hình ảnh có độ tương phản cao vô hạn như màn hình OLED nhưng lại có hiệu suất, màu sắc hiển thị tốt hơn. QLED là tên gọi mà Samsung đặt cho những chiếc TV sử dụng màn hình chấm lượng tử (Quantum dot) của hãng. Đây là một bước đột phá của Samsung trong việc tạo ra công nghệ mới mang những ưu điểm đồng thời khắc phục được nhược điểm của công nghệ OLED. Samsung đã dành một thời gian dài và vốn đầu tư không nhỏ để đầu tư cho việc phát triển công nghệ mới này, trong khi các hãng công nghệ khác thì vẫn trung thành với công nghệ OLED. Nỗ lực của Samsung hướng đến giải quyết những tồn đọng gây ảnh hưởng đến trải nghiệm xem của người dùng đối với những mẫu TV hiện đại.
Các hạt chấm lượng tử có kích thước rất nhỏ
QLED là viết tắt của cụm từ Quantum Dot LED TV trong đó (Quantum Dot) là công nghệ chấm lượng tử. Các chấm lượng tử ở đây là những hạt có kích thước nano có lớp bọc và nhân hợp kim, phản chiếu ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau tùy theo kích thước từng hạt. Các hạt chấm lượng tử có kích thước rất nhỏ chỉ từ 2 đến 10 Nanô mét ( 1 nano mét bằng 1 phần tỷ mét). Mặc dù có kích thước rất nhỏ nhưng những hạt chấm lượng tử này lại đóng góp công sức không hề nhỏ góp phần cải thiện công nghệ hình ảnh hiện tại. Công nghệ này cho dải màu rộng hơn, hiển thị nhiều màu sắc hơn đồng thời cũng mang lại độ sắc nét và độ sáng cao hơn.
Màu sắc phát ra phụ thuộc vào kích thước của các hạt
Với chấm lượng tử thì ánh sáng màu phát ra phụ thuộc vào kích thước của các hạt. Những hạt nhỏ nhất luôn phát ra màu xanh, hạt lớn hơn một chút là màu xanh lá cây và những hạt lớn nhất sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ. Từ đó tạo nên một tập hợp các hạt tinh thể với kích thước khác sau đem đến một dải hiển thị màu sắc rộng lớn, có thể hiển thị 100% màu sắc thuộc dải màu DCI-P3 ( Hệ màu phổ biến nhất cho phim kỹ thuật số từ các ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ). QLED còn có khả năng tăng độ sáng tối ưu lên đến 1500 nits- 2000 nits đồng thời tái tạo lại màu sắc ở bất cứ độ sáng nào cho dù ở những vùng rất sáng trên màn hình. Đi cùng với độ sáng tối ưu cao, công nghệ QLED cũng cho góc nhìn tốt nhất dù ở bất cứ góc độ nào. Có thể thấy QLED là công nghệ cốt lõi của TV Samsung, giúp giữ vững vị trí đầu ngành của hãng công nghệ đến từ “xứ sở kim chi” này.
QLED TV cho độ sáng tối ưu cao hơn OLED TV
Công nghệ QLED cho chúng ta thấy những tín hiệu tốt của ngành công nghiệp TV đang ngày càng phát triển này. Ở đây người được lợi chính là những người tiêu dùng. Các hãng lớn cạnh tranh nhau về công nghệ từ đó đem đến người dùng những sản phẩm có chất lượng tốt giá thành phù hợp. Xóa bỏ đi hàng rào độc quyền công nghệ, một điều mà không người tiêu dùng nào mong muốn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android