Hãng nghiên cứu IHS Markit của Mỹ cho rằng việc các hãng smartphone chậm trang bị màn hình OLED dẻo vì chi phí cao khiến sản lượng màn hình này sẽ vượt xa so với nhu cầu trong năm tới.
Cụ thể, IHS Markit cho rằng trong năm 2018, sản lượng màn hình OLED dẻo sẽ vượt tới 44% so với nhu cầu. "Các hãng sản xuất màn hình rất muốn màn hình OLED dẻo thâm nhập thị trường nhanh hơn. Tuy nhiên, năm nay hầu hết các hãng sản xuất smartphone đã chọn màn hình LCD hoặc OLED cứng thay vì OLED dẻo bởi chi phí sản xuất cao", Kang Min-soo, nhà nghiên cứu cao cấp về màn hình tại IHS Markit chia sẻ.
Cũng theo hãng nghiên cứu này, màn hình OLED dẻo có chi phí cao hơn 1,5 lần so với màn hình OLED cứng.
Dự kiến, sản lượng màn hình OLED dẻo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2018, đạt mức 4,4 triệu mét vuông. Trong khi đó, nhu cầu loại màn hình này tăng 69,9% nhưng chỉ đạt mức 2,4 triệu mét vuông.
"Điều này có thể khiến những hãng tham gia muộn vào thị trường sản xuất màn hình OLED dẻo giảm sản lượng một cách đáng kể", ông Kang nói.
Hiện tại, Samsung Display đang chiếm hơn 95% thị phần màn hình dẻo cho thiết bị di động trên toàn cầu. Tuy nhiên, nó chủ yếu dành cho các smartphone hàng đầu của Samsung. Samsung Galaxy S6 edge, s7 edge, S8 và Note 8, tất cả đều dùng màn hình OLED dẻo.
Tuy nhiên, việc Apple bắt đầu sử dụng màn hình OLED dẻo cho iPhone, mở đầu là iPhone X, khiến các hãng sản xuất màn hình tại Trung Quốc và Hàn Quốc, bao gồm BOE và LG Display, bắt đầu chi rất nhiều tiền vào dây chuyền sản xuất màn hình OLED dẻo.
BOE đã chi khoảng 7 tỷ USD cho màn hình OLED dẻo và về phía mình LG Display đã tuyên bố rằng từ nay tới năm 2020 họ sẽ đầu tư khoảng 9 tỷ USD cho cả màn hình OLED dẻo và OLED cứng.
Theo Korea Herald
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời