Sáng 6/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
- Chip thương mại nội địa - Chiến thuật sinh tồn của Trung Quốc: Loại bỏ sự phụ thuộc vào Mỹ, SMIC nổi lên như một ‘vũ khí bí mật’
- AMD ra mắt chip AI mới để cạnh tranh với Nvidia, khẳng định tốc độ tính toán nhanh hơn 30% so với chip H200 của Đội Xanh Lá
- Gaudi 3: Lời đáp trả mạnh mẽ của Intel trong mảng chip AI, khiến chip H100 mạnh mẽ của Nvidia cũng phải 'dè chừng'
- Sếp FPT chỉ ra hai điểm mấu chốt quyết định Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia bán dẫn - điều từng giúp Nhật Bản, Hàn Quốc trở nên giàu có
- CEO NVIDIA Jensen Huang: Việt Nam có 1 triệu người làm CNTT, nếu chuyển đổi sang 1 triệu người làm bán dẫn thì Việt Nam sẽ tiến nhanh hơn rất nhiều
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đặt câu hỏi về cơ hội để Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn, Phó Thủ tướng khẳng định Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp. Từ việc xác định Việt Nam là nước có nhiều lợi thế như: Kinh tế số phát triển rất nhanh, người Việt Nam có thế mạnh nổi trội về toán học, sự khéo léo; công tác giảng dạy trong trường đại học được quan tâm toàn diện liên quan đến công nghiệp bán dẫn như công nghệ thông tin, vật liệu, vật lý…
Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn của thế giới. Chính phủ đã ban hành đề án đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới về công nghệ thông tin, kinh tế số đã có mặt tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phát triển rất mạnh về kinh tế số.
Về lâu dài, chúng ta cần quan tâm đào tạo ngay, đào tạo lại những kỹ sư đã có kiến thức nền tảng để có thể tiếp cận, tham gia ngay vào thiết kế, đóng gói, kiểm chuẩn trong ngành công nghiệp bán dẫn. Bên cạnh đó, bằng những cơ chế chính sách, chúng ta có thể huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc trong ngành bán dẫn.
Chính phủ cũng có chủ trương để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là lựa chọn các trường đại học để xây dựng các trung tâm công nghệ chip bán dẫn, thông qua đầu tư những phòng thí nghiệm lớn, hiện đại từ thiết kế, sản xuất, kiểm chuẩn… Có như vậy, Việt Nam mới có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.
Phó Thủ tướng lưu ý, các thiết bị chế tạo, thiết kế chíp bán dẫn đều do một số nước giữ độc quyền nên chúng ta cần có nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu sâu để có thể làm chủ trong dài hạn.
"Chúng ta cũng cần thu hút các doanh nghiệp điện tử sản xuất các những mặt hàng sử dụng chip bán dẫn, hướng tới xây dựng ngành công nghiệp điện tử, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo, nghiên cứu bài bản hơn về các lĩnh vực khoa học cơ bản khác", Phó Thủ tướng nói.
Cùng quan tâm đến vấn đề này với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đại biểu Tạ Văn Hạ trao đổi thêm về vấn đề phát triển công nghệ bán dẫn.
Phó Thủ tướng cho biết, chúng ta sẽ đầu tư một số trung tâm nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các trường dùng chung; một số trung tâm đổi mới sáng tạo được đầu tư để chúng ta có thể phát triển khâu nghiên cứu cơ bản làm chủ được các bước sau. Nguồn vốn đầu tư này khá lớn, ví dụ đầu tư sản xuất thử có thể lên tới 7 tỷ USD. Do đó, cần có nhà nước và khối doanh nghiệp cùng tham gia.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín