Dịch vụ phát triển thị trường của Digiworld có đầy đủ từ nghiên cứu thị trường, marketing, xây dựng thương hiệu, tổ chức và phân phối đến các điểm bán hàng. Tại Việt Nam hiện nay, mới chỉ có DSKH, một doanh nghiệp nước ngoài đang triển khai MES và đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng.
Năm 2015 và 2016 là giai đoạn không mấy thành công của Công ty cổ phần Thế Giới Số (Digiworld), khi doanh thu và lợi nhuận 2 năm này đều sụt giảm. Nguyên nhân là do thị trường phân phối các sản phẩm công nghệ gặp nhiều khó khăn, khi các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop có xu hướng nhập trực tiếp hàng hóa từ nhà sản xuất, thay vì nhập qua các đơn vị phân phối như Digiworld.
Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2017, những tín hiệu tích cực đang quay trở lại với doanh nghiệp này, sau khi công ty quyết định mở rộng kinh doanh sang phân phối dược phẩm và cung cấp dịch vụ phát triển thị trường (Market Expansion Services - MES).
Digiworld cho biết, chính nhờ MES mà doanh thu quý 3 đã tăng mạnh lên 1.144 tỷ đồng và lợi nhuận hơn 27 tỷ đồng, mức cao nhất trong gần 2 năm qua.
Thông thường, các nhà phân phối tại Việt Nam chỉ chuẩn bị kho bãi và nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, đối với Digiworld, dịch vụ MES của công ty này bao gồm cả nghiên cứu thị trường, lên chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu, tổ chức thực thi và cuối cùng là phân phối đến các điểm bán hàng.
Hiện nay, Digiworld đã cung cấp được dịch vụ cho Xiaomi, Intex, Freetel... Trong đó, thương vụ hợp tác với Xiaomi mới được ký kết hồi quý 2 và đã giúp Digiworld cải thiện hiệu suất lợi nhuận.
Trước đó, Intex của Ấn Độ và Freetel của Nhật Bản đã thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 2016 và cùng chọn đối tác là Digiworld. Các doanh nghiệp này bước chân vào Việt Nam khi thị trường điện thoại di động đã rất chật chội, thị phần nằm hết trong tay các ông lớn như Samsung, Apple, LG, HTC... "Lạ nước lạ cái" nên việc tự phát triển thị trường đối với các thương hiệu mới này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém chi phí và thời gian. Vì vậy, việc lựa chọn một doanh nghiệp cung cấp trọn gói dịch vụ phát triển thị trường sẽ là điều dễ hiểu. Đây cũng được dự báo là dịch vụ sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới tại Việt Nam.
Cho đến nay, Digiworld cho biết, Công ty đã hoàn thiện xong nền tảng nhân lực, hạ tầng kho bãi, hậu cần, phần mềm quản lý hàng tồn kho, mạng lưới phân phối đa kênh, hơn 6.000 điểm bán… đủ để triển khai dịch vụ MES chuyên nghiệp. Không chỉ là các sản phẩm công nghệ, dịch vụ MES có thể được cung cấp cho bất kỳ sản phẩm nào.
Ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch Digiworld cho biết: "Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có DKSH là nhà phân phối cung cấp đầy đủ dịch vụ MES, nhưng đây là công ty của nước ngoài. Hơn nữa DKSH thường phân phối những sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu. Rất nhiều sản phẩm của châu Á hay của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được kênh phân phối của DKSH. Đây đang thực sự là một lỗ hổng và DGW sẽ tận dụng."
Chiến lược của Digiworld và những kết quả đạt được cho thấy doanh nghiệp này dường như đã tìm được lời giải tăng trưởng, trong bối cảnh ngành bán sỉ thiết bị số thoái trào. Hiện nay các doanh nghiệp chuyên phân phối hàng công nghệ khác, như FPT Trading và Petroseco cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận năm 2016 đều tụt xuống mức thấp nhất 3 năm.
Bên cạnh MES, Digiworld còn mở rộng mảng phân phối sang các lĩnh vực hấp dẫn hơn như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm chức năng cùng với các sản phẩm hàng tiêu dùng khác.
Việc "xoay tua" sang mảng dược phẩm giúp Digiworld bắt đúng "trend" của thị trường, khi đây là miếng bánh đầy tiềm năng và hàng loạt tên tuổi khác cũng đã và đang bắt đầu đặt chân vào.
Cụ thể, Thế Giới Di Động đang trong quá trình thương thảo để mua lại một chuỗi nhà thuốc tại TPHCM, được dự đoán là Phúc An Khang. FPT Shop đã chính thức công bố mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu còn hãng điện máy Nguyễn Kim cũng muốn thâu tóm công ty Dược phẩm Lâm Đồng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI