Sau một tai nạn mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, người đàn ông bị nấc cụt dai dẳng suốt 68 năm
Trung bình cả cuộc đời Charles Osborne đã nấc khoảng 430 triệu lần và không bác sĩ nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh quái ác này.
- Bán Ford Everest 'hồi sinh' sau tai nạn, sales gây bất bình vì khẳng định 'xe không đâm đụng'
- Peugeot 5008 tai nạn nát đầu tưởng chỉ còn nước bán sắt vụn nhưng được thợ Việt 'hồi sinh' trông như mới
- Quần jeans tự phồng như túi khí giúp bảo vệ người đi xe máy khi xảy ra tai nạn, có giá bán cao đến bất ngờ
- Hơn chục vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng trong 30 năm: Tại sao bay ở Nepal lại nguy hiểm?
- Chỉ trong 2 ngày, tính năng phát hiện tai nạn của Apple phát đi hàng chục cảnh báo sai
Charles Osborne, sinh năm 1883 tại Iowa (Mỹ), đã được ghi vào Kỷ lục Guinness Thế giới là "người nắm giữ cơn nấc cụt dài nhất thế giới" - cụ thể là trong suốt 68 năm.
Ước tính, trong lúc tỉnh táo, cứ mỗi một phút ông lại bị nấc 20 lần và tổng cộng ông đã nấc 430 triệu lần trong suốt cuộc đời.
Bị nấc cụt dai dẳng sau một sự cố
Osborne cho biết căn bệnh của ông bắt nguồn từ một tai nạn khi ông đang làm việc ở một trang trại gần Union, Nebraska.
Ông kể: "Tôi đang treo một con lợn nặng 160kg lên để chuẩn bị mổ làm thịt thì bị ngã". Ban đầu ông không để ý lắm, nhưng những cơn nấc cụt dai dẳng và liên tục xuất hiện đã khiến ông cực kỳ lo lắng.
Ông xuất hiện trên khắp các mặt báo
Theo Science Alert, nấc cụt chính là phản xạ của não bộ và sự co thắt không tự chủ của cơ hoành kết hợp với thanh môn bị đóng lại, dẫn đến âm thanh "hic" đặc trưng.
Những đợt nấc có thể kèm theo từ 4 đến 60 cơn nấc mỗi phút. Nguyên nhân rất đa dạng, có thể là do ăn uống quá nhiều, bị phấn khích hoặc nuốt quá nhiều không khí khi nhai kẹo cao su. Thông thường, nấc cụt chỉ kéo dài trong vài phút và không có gì nguy hiểm, mặc dù đôi khi, chúng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh đáng lo ngại.
Khi một người bị nấc quá 48 giờ thì đó được gọi là nấc cụt mãn tính. Được biết, cựu Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro đã phải nhập viện vào năm 2021 vì tình trạng trên.
Những đợt nấc kéo dài hơn một tháng được coi là nấc cụt dai dẳng và khó chữa. Đây chính là loại nấc cụt siêu hiếm mà Osborne mắc phải (tỷ lệ 1 trên 100.000 người).
Theo tạp chí Smithsonian, nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài có thể là vì tiểu đường, ung thư hoặc nghiện rượu.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng của ông. Tuy nhiên, khi Osborne được kiểm tra sức khỏe vào năm 1922, bác sĩ cho ông biết một mạch máu có kích thước bằng một chiếc đinh ghim trong não của ông đã bị vỡ. Bác sĩ Terence Anthoney cho rằng cú ngã của ông đã làm ảnh hưởng đến phần não có chức năng kiểm soát những cơn nấc cụt.
Ali Seifi, bác sĩ giải phẫu thần kinh ở Texas (Mỹ) đồng thời là nhà phát minh ra thiết bị giúp chữa nấc tức thời, suy đoán rằng các cơ hô hấp của ông đã bị tổn thương sau khi ngã, dẫn đến những cơn nấc cụt không ngừng nghỉ.
Cơn nấc cụt vẫn đeo bám ông dai dẳng trong nhiều năm liên tiếp. Vào năm 1978, ông chia sẻ: "Tôi sẵn sàng bỏ ra bất cứ thứ gì để có thể được chữa khỏi căn bệnh này".
Nỗ lực sống mãnh liệt
Osborne đã từng gặp rất nhiều bác sĩ nhưng không ai có thể chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh. Mặc dù có thời điểm cơn nấc cụt tạm thời chấm dứt khi ông được điều trị bằng khí oxy và carbon monoxide, nhưng ông đã từ bỏ quá trình trị liệu vì không muốn hít phải những loại khí độc hại trên.
Ngoài ra, Osborne đã nhận được 4.000 bức thư gợi ý chữa trị bằng biện pháp dân gian, từ xoa bóp ngón tay cho đến ấn cằm. Thậm chí, một người bạn đã dọa ông bằng cách bắn súng ở ngay sau ông, với hy vọng nỗi sợ sẽ dập tắt được cơn nấc dai dẳng. Tuy nhiên, Osborne cho biết ông chỉ giật mình chứ không hề khỏi nấc.
Cơn nấc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ông
May thay, sau khi học được kỹ thuật thở giữa các lần nấc, ông đã có thể giảm thiểu được âm thanh nấc cụt. Người bạn của ông, Koskovich giải thích: "Ông ấy sẽ ưỡn ngực từ 3 đến 4 lần mỗi phút. Bạn vẫn có thể thấy ông ấy nấc, nhưng sẽ không nghe được bất kỳ âm thanh nào".
Kỹ thuật ức chế này cho phép Osborne ngăn chặn được những cơn nấc cụt và hiệu quả đến mức ông đã không bị nấc vào mỗi đêm. Trên thực tế, những cơn nấc vào ban đêm sẽ khiến người bệnh thức trắng đêm, khiến họ kiệt sức và có thể dẫn đến tử vong.
Thêm vào đó, Osborne tránh được tình trạng sụt cân khi xay nhuyễn thức ăn để dễ tiêu hoá hơn. Chính vì thế mà ông có thể duy trì được mức cân nặng 65,7 kg.
Sống chung với căn bệnh
Mặc dù mắc căn bệnh quái ác, nhưng Osborne không chịu khuất phục trước nghịch cảnh. Ông đã từng làm nhiều công việc như nhân viên bán máy móc nông nghiệp và buôn bán gia súc, gia cầm. Về hôn nhân và gia đình, ông có 2 đời vợ và 8 người con.
Căn bệnh kỳ lạ này cũng khiến Osborne trở thành tâm điểm toàn cầu khi ông xuất hiện trên chương trình nổi tiếng"The Tonight Show Starring Johnny Carson" và chương trình radio "Believe It or Not".
Nhà văn Bob Davis viết về ông trong Tạp chí Thành phố Sioux năm 1984: "Charles Osborne có sức sống phi thường. Không những thế, ông còn vươn lên một cách mạnh mẽ".
Cuối cùng, cơn nấc cụt của ông đã chấm dứt một cách kỳ lạ vào năm 1990. Ông đã tận hưởng khoảng thời gian bình yên ngắn ngủi cuối cùng trước khi qua đời vào tháng 5/1991.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín