Sếp cũ của Xbox nhận định: khả năng cao Gen Z sẽ phớt lờ console thế hệ mới, đầu tư smartphone và PC
Peter Moore từng đầu quân cho Xbox trong giai đoạn hưng thinjg của Xbox 360.
- 10 năm trước, PS4 đã cứu Sony khỏi đáy của cuộc chiến console như thế nào
- Lợi thế độc đáo của Galaxy S23 Ultra: trở thành máy chơi game console cầm tay
- Apple tự tin khẳng định sự vượt trội của iPhone 15 Pro - Chiếc điện thoại hiếm hoi làm điều không tưởng với game Console
- Vì sao Microsoft và Sony lại dùng ổ NVMe đắt đỏ trên console mới dù thời gian tải game chẳng cải thiện mấy so với SATA 3?
- Apple cải thiện khả năng hỗ trợ gamepad và bàn phím, quyết biến iPad thành game console thực thụ
Cựu giám đốc của Xbox, ông Peter Moore, không dám chắc thế hệ máy chơi game (console) hiện tại đã tới tuổi về hưu. Nhưng theo ông, đây chắc chắn là câu hỏi mà giám đốc Xbox đương nhiệm, ông Phil Spencer đang đặt ra, nhất là khi doanh số máy chơi game Xbox đang không đạt đúng kỳ vọng (thông tin từ buổi họp báo cáo tài chính diễn ra đầu năm nay).
Trong buổi phỏng vấn với IGN, chính Peter Moor đã đặt ra câu hỏi này khi Xbox 360 (2005-2016) được vài năm tuổi. Lúc ấy, Microsoft vẫn đang ngập ngừng đặt ra câu hỏi: liệu TV tương lai có đủ mạnh để chơi game được luôn, và liệu người dùng có dám mua thêm Xbox thế hệ mới khi PC chơi game đang thịnh hành trở lại.
Dẫu vậy, Microsoft vẫn không từ bỏ mảng console và tiếp tục ra mắt những hệ máy mới, bao gồm Xbox One (2013-2020), Xbox Series X và S (2020-nay). Thế nhưng theo ông Moore, thế sự đã thay đổi nhiều trong những năm trở lại đây.
Ông cho rằng thế hệ trẻ ngày nay thích “đồ ăn liền” như nội dung trên TikTok, đam mê suối nguồn nội dung bất tận từ các nền tảng stream, qua đó những thiết bị chỉ phục vụ một mục đích (ý chỉ những cỗ máy chơi game như Xbox hay PlayStation) đang bị thất sủng. Hoạt động giải trí đang dần “dời đô” từ phòng khác về phòng ngủ, và khán thính giả đam mê trò chơi điện tử dần thay thế màn hình TV bằng smartphone và PC.
“Chúng ta không còn ngồi trong phòng khách nữa rồi”, ông Moore nói. “Chúng ta đang rời về phòng ngủ với các influencer trên YouTube, các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, với tiêu chí xem nội dung theo yêu cầu … Gen Z đang trải qua giai đoạn này và họ đang tự hỏi, 'cớ gì phải tiêu 4-500 USD để mua phần cứng chơi game, trong khi mình đang có smartphone, PC hay Mac đây nhỉ?'”
Khi thế hệ console mới chào sân, game thủ có thể cho rằng “mình không cần món này khi kinh tế đang eo hẹp”, và rằng điện thoại và PC cũng đã có “rất nhiều game để chơi rồi”. Nhận định của Peter Moore có cơ sở, khi hàng loạt những game bom tấn vốn độc quyền trên các hệ máy console đang lần lượt được chuyển thể sang hệ điều hành Windows.
Ông Moore không dám dự đoán về ngày tàn của console, bởi lẽ bất ngờ vẫn luôn ẩn mình đó đây tại Thung lũng Silicon. Tuy vậy, ông cho rằng vấn đề này đang làm đau đầu các giám đốc cấp cao tại Microsoft và Sony.
“Ý tôi đang nói về các câu hỏi đang được họ đặt ra, như cái cách mà họ tự hỏi mình suốt 20 năm qua”, ông Moore nói. “Liệu họ đã sẵn sàng oằn mình chống chọi với chi phí sản xuất chưa? Liệu PS6 làm được gì mà PS5 không làm được để khiến người chơi phải đổi máy, câu hỏi này cũng đúng với Xbox, với Switch phải không?”
"Và tôi nghĩ rằng các công ty cũng đang tự hỏi điều đó. Chúng ta có thể làm gì để kéo dài vòng đời này? Và sau đó, nếu đây là Microsoft và bạn là Phil Spencer, bạn sẽ thấy Satya Nadella đến và hỏi, tương lai sẽ ra sao và điều này ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược liên quan tới hệ thống đám mây Azure, với AI? Chúng ta đang làm gì với phát triển game dùng AI? Làm thế nào bạn tạo ra trò chơi của mình nhanh hơn, rẻ hơn, với ít người hơn? Đây là tất cả những câu hỏi tôi nghĩ đang được đặt ra".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"