"Sinh trắc có hội" mở ra cánh cửa xác thực tiện lợi mới cho khách hàng không có NFC
Với tính năng sinh trắc học hộ người khác của MB, người dùng có thể nhờ người thân xác thực sinh trắc học ngay tại nhà.
Có điện thoại thông minh, chưa chắc thực hiện được NFC
Từ ngày 01/07/2024, theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, tất cả các giao dịch ngân hàng tại Việt Nam trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt) để đối chiếu với dữ liệu từ CCCD gắn chip hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Quy định này đã thúc đẩy sự chạy đua giữa các ngân hàng, ví điện tử và người dùng trong việc cập nhật dữ liệu sinh trắc học qua các bước như chụp ảnh CCCD, quét NFC và xác thực OTP.
Tuy nhiên, trên các diễn đàn công nghệ, nhiều người dùng phản ánh rằng họ gặp khó khăn khi thực hiện đăng ký dữ liệu sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng, đặc biệt ở bước quét NFC trên CCCD. Theo một khảo sát được thực hiện hồi giữa năm, 87% trong tổng số hơn 14.000 độc giả bình chọn gặp khó khăn khi quét CCCD bằng điện thoại thông minh. Chỉ 13% cho biết thao tác diễn ra bình thường.
Một phần lớn nguyên nhân đến từ việc nhiều người sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC, dẫn đến việc không thể hoàn thành quá trình đăng ký. Ngay cả những người dùng điện thoại có hỗ trợ NFC cũng thường gặp khó khăn, khi phải quét nhiều lần mà vẫn không thể đọc được dữ liệu từ CCCD. Những vấn đề này xuất hiện trên cả các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android lẫn iOS.
Cụ thể, người dùng không thể cập nhật sinh trắc học từ CCCD gắn chip khi dùng dòng điện thoại iPhone 6s trở xuống. Với iPhone 12, dòng máy này có vị trí đầu đọc NFC khác so với nhiều sản phẩm trước nên đôi khi người dùng cũng gặp khó khăn. Trong khi đó, phần cứng đầu đọc NFC của iPhone 14, iPhone 15 có công nghệ khác so với các dòng máy trước đó. Điều này dẫn tới khó khăn khi người dùng cập nhật thông tin sinh trắc học từ CCCD gắn chip. Với điện thoại hệ điều hành Android, vị trí đầu đọc NFC của mỗi dòng điện thoại khác nhau, đa dạng nên người dùng có thể gặp khó khăn khi xác định.
Khách hàng sẽ không thể giao dịch ngân hàng trực tuyến từ ngày 01/01/2025 nếu không xác thực sinh trắc học.
Trong bối cảnh ấy, nhiều khách hàng đã phải đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng để tiến hành xác thực sinh trắc học hoặc đối chiếu dữ liệu trực tiếp. Điều này không chỉ làm tăng khối lượng công việc cho ngân hàng mà còn gây ra sự bất tiện cho khách hàng, đặc biệt là những người sống xa các chi nhánh ngân hàng hoặc không có thời gian đến trực tiếp.
Không cần đến ngân hàng, xác thực sinh trắc học từ xa chỉ trong 2 phút!
Hiểu được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, MB đã nhanh chóng triển khai đồng bộ các kênh hỗ trợ sinh trắc học, trên cả kênh ứng dụng và quầy giao dịch. Trong tháng 7/2024, các chi nhánh/phòng giao dịch và MB SmartBank trên toàn quốc đã mở cửa hoạt động kéo dài đến 19h trong tuần và 17h vào thứ bảy, chủ nhật, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Lực lượng bán hàng của MB cũng đã đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, hỗ trợ mở tài khoản mới qua App MBBank và xác thực sinh trắc học.
Không dừng lại ở đó, MB còn không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp mới nhằm hỗ trợ người dùng hoàn thiện dữ liệu sinh trắc học một cách thuận tiện nhất, đặc biệt là những người không sở hữu thiết bị hỗ trợ NFC. Trong nỗ lực tiên phong trên thị trường, MB đã cho ra mắt tính năng cập nhật sinh trắc học hộ tiên phong tại Việt Nam - Sinh trắc có hội.
Cập nhật sinh trắc học vô cùng dễ dàng cho người thân với tính năng "Sinh trắc có hội" trên App MBBank
Với tính năng này, MB giúp khách hàng có thể dễ dàng cập nhật dữ liệu sinh trắc học cho người khác chỉ trong vòng 2 phút, ngay trên chính App MBBank cá nhân. Chỉ cần khách hàng đã cập nhật đầy đủ hồ sơ trực tuyến và hồ sơ sinh trắc học trên mục "Giấy tờ tùy thân", khách hàng có thể sử dụng App MBBank của chính bản thân, chọn tính năng "Sinh trắc có hội" trong mục "Thêm" để cập nhật dữ liệu sinh trắc giúp người thân, bạn bè vô cùng dễ dàng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giảm thiểu việc phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng để thực hiện các thủ tục xác thực.
"Sinh trắc có hội" của MB là một bước tiến quan trọng trong việc số hóa quy trình ngân hàng, giúp người dùng tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Tính năng này không chỉ đơn giản hóa việc cập nhật dữ liệu sinh trắc học mà còn mở ra cơ hội cho người dùng hỗ trợ người thân, bạn bè, hay những người chưa có điều kiện cập nhật sinh trắc học. Từ nay, khách hàng của MB không cần phải lo lắng về việc thiết bị của mình có hỗ trợ NFC hay không. Họ có thể nhờ người thân đã thực hiện sinh trắc học thành công trên App MBBank cập nhật sinh trắc học cho mình bằng cách chọn mục "Sinh trắc có hội" và hoàn thành quá trình chỉ trong 2 phút.
Đây là một giải pháp mang tính đột phá, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người dùng vẫn còn gặp khó khăn với các yêu cầu kỹ thuật của việc cập nhật dữ liệu sinh trắc học. MB đã biến một quy trình vốn phức tạp thành một thao tác đơn giản và dễ dàng thực hiện cho bất kỳ ai.
Với việc ra mắt tính năng "Sinh trắc có hội" MB một lần nữa khẳng định vị thế tiên phong của mình trong ngành ngân hàng số tại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại, MB còn không ngừng cải tiến và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming