Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế AI tạo sinh, gấp 6 lần nước thứ hai là Mỹ.
- Hóa ra OpenAI từng bị hacker mò vào tận trong nhà mà không dám tiết lộ cho ai biết
- Vụ rò rỉ mật khẩu lớn chưa từng thấy lộ diện: con số còn nhiều hơn cả dân số toàn cầu
- Trung Quốc: Bố mẹ bị chỉ trích vì lắp camera giám sát trong phòng con trai suốt 6 năm
- Báo Trung Quốc chỉ ra lý do kính Vision Pro phải đối mặt với 'thất bại thảm hại', bị người dùng nước này thờ ơ đến lạnh nhạt
- Kỳ thú cảnh tượng như du hành không gian, hóa ra được quay ngay tại Trái Đất
Dữ liệu của Liên Hợp Quốc hôm 3/7 cho thấy Trung Quốc đang vượt xa các quốc gia còn lại trong số lượng các phát minh AI tạo sinh như chatbot. Hiện nước này đang xin cấp số bằng sáng chế nhiều gấp 6 lần so với đối thủ gần nhất là Mỹ.
Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), AI tạo sinh (Gen AI) - công cụ tự tạo ra văn bản, hình ảnh, mã máy tính và âm nhạc - đang bùng nổ với hơn 50.000 đơn xin cấp bằng sáng chế được nộp trong thập kỷ qua. Riêng trong năm 2023, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế đã chiếm tới 1/4 tổng số này.
WIPO cho biết hơn 38.000 phát minh GenAI đã được Trung Quốc đệ trình trong giai đoạn 2014-2023 so với 6.276 của Mỹ trong cùng thời kỳ. Christopher Harrison, Giám đốc phân tích bằng sáng chế của đơn vị trên cho biết các đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc bao trùm rất nhiều lĩnh vực, từ xe tự lái đến xuất bản và quản lý tài liệu.
Dữ liệu cho thấy Hàn Quốc (4.155 phát minh), Nhật Bản (3.409 phát minh) và Ấn Độ (1.350 phát minh) lần lượt xếp thứ ba, thứ tư và thứ năm, trong đó Ấn Độ tăng trưởng hàng năm với tốc độ nhanh nhất là 56%.
10 đơn vị xin cấp bằng sáng chế GenAI hàng đầu là: Tencent (2.074 phát minh), Bảo hiểm Bình An (1.564 phát minh), Baidu (1.234 phát minh), Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (607), IBM (601), Tập đoàn Alibaba (571), Samsung Electronics ( 468), Alphabet (443), ByteDance (418), Microsoft (377).
Theo Tổng giám đốc WIPO Daren Tang, Gen AI đã nổi lên như một công nghệ thay đổi cuộc chơi với tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta làm việc, sống và vui chơi. Thông qua việc phân tích các xu hướng và dữ liệu cấp bằng sáng chế, WIPO hy vọng giúp các nhà hoạch định chính sách định hình sự phát triển của Gen AI vì lợi ích chung, tiếp tục đặt con người vào trung tâm của hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo.
WIPO cho biết, số lượng bằng sáng chế GenAI tăng gấp 8 lần kể từ khi kiến trúc mạng neuron sâu được giới thiệu vào năm 2017. Các bằng sáng chế Gen AI trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm khoa học đời sống (5.346 phát minh), quản lý và xuất bản tài liệu (4.976 phát minh) và hơn 2.000 phát minh trong mỗi lĩnh vực như giải pháp kinh doanh, công nghiệp và sản xuất, vận tải, an ninh và viễn thông.
Trong tương lai, GenAI có thể giúp thiết kế các phân tử mới, đẩy nhanh quá trình phát triển thuốc. Nó có thể tự động hóa các nhiệm vụ trong quản lý và xuất bản tài liệu, được sử dụng ngày càng nhiều trong các hệ thống hỗ trợ bán lẻ và chatbot dịch vụ khách hàng, đồng thời cho phép thiết kế và tối ưu hóa sản phẩm mới, bao gồm cả trong hệ thống giao thông công cộng và lái xe tự động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?