Spotify ‘mạnh’ cỡ nào: Chấp nhận thua lỗ, đầu từ hàng tỷ USD giúp tăng gấp đôi thị phần, gần như không ai hủy đăng ký giữa chừng
Spotify đặt mục tiêu trở thành nền tảng podcast hàng đầu.
- Mỗi năm sống trong thành phố khiến bạn già đi 410 ngày tuổi: 'Lỗ hổng thời gian' và sự lão hóa của tế bào dưới những khoảng trời bê tông
- Netflix, YouTube và Spotify vắng bóng trên Apple Vision Pro
- Vượt xa iPhone 15 Pro Max, Galaxy S24 Ultra trở thành smartphone quay video tốt nhất nhờ 2 nâng cấp mới này
- Bị hạn chế công nghệ, Trung Quốc chọn giải pháp "ngược đời" để phát triển chip cho siêu máy tính và AI
- Beidou: Hệ thống định vị mạnh nhất thế giới có thể làm gì?
Spotify, với vị thế ‘đắc địa’ trong lĩnh vực kinh doanh truyền phát âm thanh, sở hữu khoảng 600 triệu người dùng. Thị phần 30% gấp đôi các đối thủ cạnh tranh, trong khi mỗi tháng, Spotify đang có thêm hàng triệu người đăng ký mới. Rất ít người dùng hủy bỏ dịch vụ.
Đây là điều mà hầu hết các công ty khác đều mơ ước. Spotify trả cho các nhà sản xuất âm nhạc gần 0,7 USD trên mỗi USD kiếm được và đây chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.
Spotify chấp nhận thua lỗ khi đầu tư 1 tỷ USD vào podcasting. Nỗ lực tổ chức các buổi hòa nhạc và hoạt động bán vé gặp nhiều khó khăn. Spotify cũng chậm 2 năm trong việc tung ra phiên bản âm thanh với độ trung thực, chất lượng cao để cạnh tranh trực tiếp với đối thủ.
Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, Spotify hồi năm ngoái sa thải khoảng 2.300 nhân viên nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Giám đốc điều hành Daniel Ek công bố đợt cắt giảm mới nhất sau khi báo cáo mức tăng trưởng người dùng mạnh mẽ trong quý III.
Các nhà điều hành cho biết công ty đã đạt được tiến bộ khi chuyển đổi từ dịch vụ phát nhạc trực tuyến sang công ty chuyên về âm thanh, đồng thời đẩy mạnh sách nói, podcast. Đây dự đoán sẽ mang lại nguồn lợi nhuận bền vững vào năm 2024.
“Việc Spotify sẵn sàng chi tiền đến mức thua lỗ là yếu tố then chốt làm nên vị trí thống lĩnh thị trường”, Tim Ingham, chuyên gia phân tích trong ngành công nghiệp âm nhạc, nhận định.
Trong một lá thư gửi nhân viên, CEO Daniel Ek cho biết những gì công ty đạt được trong 2 năm qua là vô cùng ấn tượng.
Spotify ra đời vào đúng thời điểm ngành công nghiệp âm nhạc đang chịu tác động bởi vấn nạn vi phạm bản quyền trực tuyến. Doanh số bán đĩa CD sụt giảm, trong khi mọi người tải nhạc miễn phí một cách bất hợp pháp.
Spotify lúc này đưa ra một đề xuất mới: Thay vì mua album hoặc bài hát, người dùng có thể thuê quyền truy cập hầu hết các bản nhạc bằng cách đăng ký dịch vụ hàng tháng. Họ cũng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn nhờ công cụ đề xuất âm nhạc.
Được biết, để thành công như hiện tại, Spotify đã phải chấp nhận các điều khoản khắt khe về tiền bản quyền. Bản thân CEO Ek cũng nỗ lực nuôi dưỡng nền văn hóa thử nghiệm liên tục.
Ngay sau khi ra mắt công chúng vào năm 2018, Spotify thử nghiệm tính năng cho phép các nghệ sĩ độc lập tải nhạc trực tiếp để phủ sóng dễ dàng, đặc biệt đối với các nghệ sĩ mới. Đề xuất khiến các đối tác của Spotify khó chịu nên công ty buộc phải đóng cửa chương trình sau chưa đầy 1 năm.
Đến năm 2019, các giám đốc điều hành cho rằng Spotify cần tạo sự khác biệt hơn nữa. Công ty đã dốc toàn lực hơn 1 tỷ USD để ký hợp đồng với những người làm podcast hàng đầu như Joe Rogan, sau đó mua lại các studio podcast nổi tiếng.
Quảng cáo, hoạt động kinh doanh nhỏ của Spotify, trước đó tạo ra chưa đến 10% doanh thu. Đây sắp tới sẽ trở thành nguồn thu nhập chính.
Một số chương trình có sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng như Meghan Markle thua lỗ trong khi Spotify lên như diều gặp gió. Công ty hiểu rõ người nghe muốn nghe gì, nghệ sĩ yêu thích của họ là ai. Các dự án bán vé trực tiếp nhằm cạnh tranh với những gã khổng lồ về hòa nhạc cũng được triển khai rộng rãi.
Với hy vọng thu hút nhiều người đam mê nghe nhạc, Spotify hồi đầu năm 2021 cho biết nhạc lossless chất lượng CD sẽ sẵn sàng ra mắt vào mùa thu. Công ty đã dự kiến tính phí lên tới 20 USD/tháng, cao hơn nhiều so với mức đăng ký thông thường.
Hai dịch vụ được yêu thích nhất hiện là Spotify và Apple Music. Trong khi Apple Music tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm của Apple, Spotify lại có loạt tính năng chất lượng cao như podcast, Spotify Connect…
Không có dịch vụ phát trực tuyến hoàn hảo, song Spotify gần như tiệm cận điều này nhờ cung cấp được một danh mục nhạc lớn với vô số cách tương tác. Nếu không có trên Spotify thì khả năng bài nhạc đó cũng sẽ không thể tìm được ở những nơi khác.
Hơn hết, Spotify đang đặt cược vào sách nói. Các nhà xuất bản được Spotify trả tiền dựa trên lượng thời gian nghe, song chính sách có thể thay đổi tùy vào từng thỏa thuận.
Trong quý IV/2023, Spotify đã vượt qua Apple để trở thành nhà cung cấp sách nói số 2 sau Audible. Ước tính 6 triệu bản đã được bán hoặc phát trực tuyến tại Mỹ. Audible đứng ở vị trí đầu tiên với hơn 50 triệu.
Mary Beth Roche, chủ tịch kiêm nhà xuất bản của Macmillan Audio, cho biết vẫn còn quá sớm để để có thể khẳng định, song khả năng cao công ty có thể tiếp cận được “một lượng khán giả mới rất lớn” thông qua Spotify. “Chúng tôi biết podcast là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho những người mới nghe sách nói”, Mary Beth Roche nói.
Spotify hiện có 220 triệu người đăng ký trả phí cho dịch vụ cao cấp vào tháng 6. Ứng dụng cũng ghi nhận hơn 100 triệu người nghe podcast trên nền tảng, gấp 10 lần so với năm 2019. Spotify báo cáo doanh thu 11,7 tỷ euro vào năm 2022.
Theo ông Ek, có thể Spotify đã chi quá nhiều cho một số nội dung, song khoản đầu tư này đã giúp công ty đạt mục tiêu trở thành nền tảng podcast hàng đầu. Công ty kỳ vọng doanh thu quảng cáo podcast sẽ tăng 30% trong năm 2023.
“Chúng tôi đã tập trung theo đuổi các chương trình thu hút khán giả trung thành và các nhà quảng cáo”, Sahar Elhabashi, người đứng đầu mảng kinh doanh podcast của Spotify. “Hiện tại chúng tôi có một danh mục đầu tư rất mạnh để thực hiện điều đó”.
Theo: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín