Starlite - Vật liệu kỳ diệu chịu được 10.000 độ C đã biến mất mãi mãi khi nhà sáng chế nó giữ kín bí mật cho tới lúc qua đời
Một thứ vật liệu tuyệt vời để làm tàu vũ trụ, chỉ tiếc là ...
- Phát triển thành công vật liệu mới giúp sạc đầy smartphone của bạn trong... vài giây
- Trong khi Việt Nam vẫn e ngại vật liệu này, người Hà Lan đã đem đi làm nguyên một con đường vừa không lo ổ gà, lại vừa bảo vệ môi trường
- Từ áo giáp trong phim The Lord of the Rings, người đàn ông này đã chế tạo ra vật liệu xây dựng giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho các tòa nhà
- Mơ về thành phố tân tiến như trong truyện Doraemon? Những vật liệu mới dưới đây sẽ khiến viễn cảnh đó của bạn không còn xa vời
- Đây là vật liệu lọc bụi của tương lai: giá thành rẻ, cho phép gió và ánh sáng lọt qua như thường
- Vật liệu đen nhất thế giới vừa được cải tiến để biến mọi vật thể thành "hố đen"
Starlite, tạm dịch là đá sao, là một thứ vật liệu vượt trên tầm hiểu biết của chúng ta, vì đến giờ ta vẫn không thể hiểu tại sao nó lại có khả năng kỳ diệu ấy. Starlite có thể chịu được một lượng nhiệt khổng lồ, được phát minh ra bởi nhà hóa học nghiệp dư kiêm thợ hớt tóc Maurice Ward hồi những năm 1970 và 1980.
Thứ công nghệ này được nhiều người biết tới sau khi nó xuất hiện trên kênh truyền hình BBC và cả chương trình khoa học Tomorrow’s World – Thế giới của Ngày mai. Cái tên Starlite được cháu gái của ông Ward đặt cho.
Sau khi mọi người biết tới nó, cả NASA và những công ty công nghệ hàng đầu khác đều để ý tới nó nhưng dù thế, ông Ward chưa bao giờ tiết lộ thành phần cấu tạo Starlite cho người ngoài. Đã có một lần, ông Ward nói rằng người nhà thân thiết của mình có biết cách chế tạo ra nó nhưng sau khi ông mất năm 2011, cả vợ và con gái của ông đều không tạo ra bất kỳ một sản phẩm mẫu nào nhằm chứng minh được rằng họ biết công thức chế tạo Starlite.
Nhiều khả năng ông Maurice Ward đã đem bí mật ấy theo mình sang thế giới bên kia.
Qua nhiều thử nghiệm, Starlite được tuyên bố là có thể chống chịu được tia laser với nhiệt độ lên tới 10.000 độ C. Thử nghiệm trên truyền hình cho thấy một quả trứng sống được bọc Starlite có thể chịu được sức nóng từ đèn khò mà không bị vỡ, thậm chí trứng ở bên trong vẫn còn được giữ nguyên chứ không bị chín: chứng tỏ Starlite cách nhiệt một cách tuyệt vời.
Lần đầu tiên Starlite xuất hiện trước công chúng.
Chưa hết, người dẫn chương trình còn có thể cầm quả trứng bọc Starlite ấy lên mà chẳng vấn đề gì, chỉ nói rằng quả trứng hơi ấm mà thôi. Một thứ vật liệu kỳ diệu mà mất đi như vậy quả thật rất phí phạm.
Cố nhà phát minh Ward cũng cho nhiều tổ chức tiến hành thử nghiệm vật liệu này, nhưng ông giữ nó rất kỹ, không để những tổ chức ấy thu giữ mẫu vật sau khi thử nghiệm, lo sợ rằng họ có thể tái tạo được công sức nghiên cứu của ông. Khi ông mất hồi tháng Năm năm 2011, ông chưa hề đưa công thức Starlite ra trước công chúng mà cũng không tiến hành thương mại hóa nó. Theo như đài BBC đưa tin hồi năm 2016, Starlite đã vĩnh viễn mất đi khi đi cùng ông Ward về cõi vĩnh hằng.
Maurice Ward.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ rằng thứ vật liệu này không tồn tại được lâu, vì thế ông Ward đã giữ kỹ nó, không để lộ ra rằng Starlite không thể áp dụng được vào thực tế được. Nhiều người khác nói rằng chính ông cũng đã làm mất công thức chế tạo Starlite. Tất cả đều là phỏng đoán.
Không rõ đến bao giờ ta mới khám phá ra được bí mật này, hay người nhà ông Ward sẽ công bố nó để giúp cho nhân loại có thêm được một thứ vật chất kỳ diệu cho phép công nghệ tiến xa hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời