Start-up này xây dựng khách sạn 5 sao trên vũ trụ, bắt đầu mở cửa đón khách vào năm 2022 với giá "chỉ" 17 tỉ đồng/ngày
Đây được xem là mức giá khá dễ chịu so với những loại hình dịch vụ tương tự khác hiện nay.
Được ở trong một khách sạn cao cấp, sang trọng với đầy đủ tiện nghi luôn là một trải nghiệm thú vị và là ước mơ của rất nhiều người. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, trải nghiệm này thậm chí còn được nâng lên một tầm cao mới theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng: Rất có thể chỉ trong vòng chưa đến 5 năm nữa, chúng ta sẽ có cơ hội ở trong một khách sạn 5 sao trên… vũ trụ.
Mới đây, start-up Orion Span đã hé lộ kế hoạch phóng trạm vũ trụ “khách sạn” Aurora Station (nhiều khả năng đây cũng sẽ là tên chính thức của khách sạn độc đáo này) lên quỹ đạo Trái Đất vào năm 2021 và bắt đầu mở cửa đón khách vào năm 2022. Orion Span hứa hẹn đây sẽ là một trải nghiệm chưa từng có và sẽ làm lu mờ tất cả những khách sạn cao cấp trên mặt đất hiện nay.
Orion Span sẽ mang đến trải nghiệm du lịch ngoài vũ trụ trên "khách sạn" 5 sao của mình vào năm 2022.
Không chỉ dừng lại ở ý tưởng độc đáo, Aurora Station sẽ còn mang đến nhiều sự khác biệt mới lạ cả về không gian sống lẫn giá thành. Tuy nhiên, bạn không nên hy vọng quá nhiều vào những dịch vụ phòng cao cấp, chăn ấm đệm êm xa xỉ khi “nghỉ dưỡng” trên vụ trụ, nhưng chắc chắn khung cảnh xung quanh sẽ là một trải nghiệm không đâu có được.
Và để có được trải nghiệm đó, số tiền mà bạn phải bỏ ra cũng phải tương xứng, nhưng cũng không đến nỗi quá cao một cách hư cấu. Mức giá dự kiến mà Orion Span đưa ra là 9.5 triệu USD (hơn 2.000 tỉ đồng) cho một chuyến đi 12 ngày đêm trên quỹ đạo Trái Đất, tương đương với khoảng 792.000 USD/ngày (khoảng 17 tỉ đồng). Đây là mức giá được cho là khá rẻ so với một lần phóng vào vũ trụ thông thường.
Frank Bunger, CEO của Orion Span cho biết: “Đã có rất nhiều sáng kiến công nghệ cho lĩnh vực kiến trúc để giúp cho quá trình trải nghiệm vũ trụ được dễ dàng và linh hoạt hơn. Mục đích của chúng tôi khi thành lập Orion Span chính là tạo ra những sáng kiến và trải nghiệm đó với mức chi phí thấp nhất”.
Chúng ta sẽ "chỉ" tốn khoảng 17 tỉ đồng cho 1 ngày nghỉ dưỡng trên vũ trụ.
Mặc dù con số 9.5 triệu USD vẫn còn rất lớn, nhưng hãy nhớ rằng bạn cũng phải mất đến 40 triệu USD mới có thể lên tham quan Trạm vũ trụ Quốc tế trong một khoảng thời gian ngắn. Mức giá mà Orion Span đưa ra vẫn còn dễ chịu hơn rất nhiều, tuy không phải ai trên Trái Đất, ở thời điểm hiện tại, cũng đủ khả năng để chi trả.
Và quan trọng hơn cả, Aurora Station chắc chắn mới chỉ là bước đi đầu tiên trong kế hoạch đường dài giúp Orion Span chinh phục công nghệ vũ trụ. Được biết, start-up này sẽ còn tiếp tục xây dựng mở rộng và hoàn thiện “khách sạn” độc đáo của mình để đáp ứng những nhu cầu về chỗ ở lâu dài. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, nhiều khả năng chúng ta có thể sống trong những trạm vũ trụ thực sự với đầy đủ tiện nghi không khác gì Trái Đất.
Hiện tại, Orion Span đã bắt đầu nhận tiền cọc “đặt gạch” cho những chuyến đi đầu tiên lên khách sạn Aurora Station trong năm 2022. Giả sử nếu bạn có trong tay 80.000 USD và không biết nên tiêu vào việc gì, thì đây cũng là một lựa chọn đáng để tham khảo đấy chứ.
Theo BGR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android