Startup cho mượn ly bằng sợi tre: Mỗi phút có 12.000 ly nhựa thải ra môi trường, một hành động nhỏ hàng ngày cũng tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ
Thực tế thì mỗi hành động nhỏ hàng ngày của bạn cũng tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Nếu tất cả chúng ta không dùng ly nhựa 1 lần hàng ngày, cứ mỗi phút chúng ta sẽ giảm được 12.000 ly! Đó cũng chính là sức mạnh cộng dồn của 1 cá nhân tạo ra sức mạnh của cộng đồng.
- Đừng vội hoảng sợ với hạt vi nhựa trong nước uống, WHO chỉ ra nguy cơ gây hại sức khỏe thấp
- Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt: Sản xuất loại sneaker chống thấm nước từ rác thải đầu tiên trên thế giới, mỗi đôi giày làm từ 21 cốc cà phê và 6 chai nhựa!
- Thanh nhựa này có thể cách mạng hóa các biện pháp phòng ngừa HIV trong thời gian tới
- Giày thể thao làm từ rác thải nhựa – Giải pháp bền vững hay trào lưu nhất thời?
Lê Thùy Linh, founder của AYA Cup, dự án cho mượn cốc lọt top 100 Vietnam Startup Wheel 2019 mong muốn thay đổi hành vi người tiêu dùng trong việc sử dụng cốc nhựa 1 lần.
Sinh năm 1987, Linh sang Phần Lan du học sau đó có 1 năm làm việc và học tập tại Đức. Quãng thời gian sống ở Châu Âu khiến Linh nhận ra vấn đề mình quan tâm và thấy hứng thú là vấn đề môi trường.
Về nước, Linh mở một công ty riêng chuyên cung cấp hộp đựng thức ăn làm bằng bã mía cho các nhà hàng khách sạn. Sau một thời gian, Linh nhận thấy rằng sản phẩm này quá đắt tiền và chỉ có nhà hàng khách sạn hạng sang mới có thể chịu được chi phí, trong khi 80% lượng nhựa lại đến từ các cửa hàng nhỏ và chuỗi đồ ăn nhanh. Linh đã nghĩ rằng cần phải có cách nào đó để thay đổi việc sử dụng nhựa một lần, phải có cách nào đó để giảm thải nhựa ra môi trường mà vẫn kiểm soát được chi phí để có thể nhân rộng mô hình đến chuỗi các cửa hàng nhỏ. Và đó là lý do AYA Cup ra đời.
Lê Thùy Linh, Founder AYA Cup
Bạn có thể giới thiệu về AYA Cup không, vì sao bạn chọn cái tên này?
Dự án bắt đầu từ tháng 4/2018 và dần đi vào trải nghiệm thực tế ở khu vực Thảo Điền, quận 2 TP.HCM. AYA Cup kết hợp với các cửa hàng Café cung cấp ly dùng nhiều lần mà bạn có thể mượn mang đi. Sau khi sử dụng, người dùng có thể đem trả lại vào bất kỳ điểm nào trong hệ thống và lấy lại tiền đặt cọc. Thông thường người sử dụng sẽ đặt cọc khoản tiền 50.000 đồng.
Chúng tôi chọn tên AYA vì trong bảng chữ cái Việt Nam, "A" là chữ cái đầu và "Y" là chữ cái cuối cùng. Do đó, A-Y-A là biểu tượng của một vòng luôn hồi trước-sau-trước thể hiện một sản phẩm có nhiều cuộc đời, có nhiều sự hữu dụng.
Theo 1 nghiên cứu, trung bình mỗi người tiêu thụ 70 ly dùng 1 lần/năm. Và tương đương với 12.000 ly mỗi phút. Chỉ với hành động nhỏ mỗi ngày, được cộng hưởng lại, chính bạn sẽ giúp giảm con số đáng sợ kia.
Mục tiêu của chúng tôi là giảm được 1 triệu ly nhựa tới cuối năm 2019. Chúng tôi muốn kết hợp với hệ thống các quán cafe, các nhà vận chuyển đồ ăn như Grab hay Foody để mở rộng dự án này.
Tôi đến quán café A và đưa họ 50.000 để mượn cốc, sau đó tôi đến quán B và lấy từ họ 50.000, vậy quán B có chịu không và nguồn kinh phí đâu ra để họ sẵn sàng làm như vậy?
Theo nghiên cứu tuổi đời trung bình của 1 ly nhựa kéo dài 12 phút, từ lúc người dùng cầm uống đến lúc vứt đi, quãng đường phần lớn là từ nhà nơi đi làm. Khi có một hệ thống trải dài và trải rộng thì người dùng dễ dàng trả lại tại bất cứ nơi nào bạn đi qua. Chúng tôi quan sát thói quen của người sử dụng, một người thường xuyên đi uống cafe họ luôn tới 1-2 quán quen, cầm ly và vứt đi.
Chúng tôi đang tập trung vào khu vực Thảo Điền Quận 2 các quán cách nhau 200-500m, mỗi quán sẽ có có 2-3 cửa hàng và lượng order tại mỗi cửa hàng khoảng 100-200 ly mỗi ngày. Chủ quán cũng nhận thấy rằng họ đã sử dụng ly nhựa một lần quá nhiều và họ cảm thấy day dứt về điều này. Họ cởi mở và muốn thử sức với AYA để chứng minh với các ông lớn trong hệ thống rằng dự án này có thể giúp cắt bỏ nhựa dùng 1 lần ngay từ thời điểm ban đầu chứ không chờ đến lúc gom lại và tái chế.
Chi phí để quán đã nhận lại cốc rửa ở đâu?
Các quán đã tiết kiệm tiền khi không phải trả cho ly nhựa và ly giấy, giá thành trung bình của 1 ly nhựa từ 1.500-3.000 đồng, còn giá thành của ly bã mía 5.000-7.000/ly. Chúng tôi cung cấp một số lượng ly theo yêu cầu của chủ quán và thu phí hàng tháng từ 300-500.000 đồng tùy số lượng ly. Người dùng thì không mất chi phí.
Bản thân nguyên liệu của chiếc cốc này có thân thiện với môi trường không?
Cốc của AYA có 35% là bột tre và melamine, sau sử dụng chôn 2 năm thì phân rã, đây không phải là vật liệu 100% thân thiện, và chúng tôi đang tìm chất liệu mới tốt hơn và làm ở Việt Nam. (Trên thị trường, thực chất sản phẩm nhựa từ melamine đang được đánh giá là hàng tốt nhất, vì melamine có ngưỡng chịu nhiệt cao hơn nhiều nguyên liệu sản xuất đồ nhựa khác).
Tại sao không mua đứt bán đoạn những chiếc cốc này?
Bản thân Linh cũng có nhiều ly và bình đựng nước. Nhưng thực tế cuộc sống phát sinh rất nhiều thứ khiến mình "não cá vàng" không mang ly đi. MÌnh không phải là người duy nhất gặp phải vấn đề này. Cuộc sống bận rộn, con trai không muốn mang theo bình vì sợ vướng víu, con gái mặc một bộ đồ rất đẹp thì thấy lỉnh kỉnh. Mục tiêu của chúng tôi muốn có nhiều quán tham gia vào hệ thống, thấy sự tiện lợi của việc trao đổi ly. Càng nhiều người tham gia thì network càng mạnh và sức lan tỏa càng lớn.
Nhưng nếu giá của cốc nước 30.000 đồng, bạn có thể thuyết phục người dùng bỏ 50.000 đồng đặt cọc không, vì đặc điểm của cốc nhựa là rất rẻ?
Chi phí của mỗi chiếc ly nhựa dùng 1 lần khoảng 500-600 đồng, nhưng chi phí để phục hồi môi trường là khủng khiếp. Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển, mặc dù không hẳn chúng ta dùng quá nhiều nhựa. Trung bình mỗi người Việt Nam sử dụng 1,4 kg nhựa/năm trong khi tại Mỹ hay Đức họ gấp 3-4 lần. Tuy nhiên ở các nước phát triển họ có hệ thống tái chế rất tốt. Trung Quốc đã cấm các nước khác nhập rác thải vào nước này. Trong khi Việt Nam vẫn là địa chỉ nhập rác, và chúng ta có thể là nơi cuối cùng thải nhựa ra biển.
Bạn có thể là người mang ly đi hàng ngày, các quán có thể thay đổi ly nhựa sang ly bã mía nhưng không phải 1 bên và cần nhiều bên vào cuộc, và AYA kết hợp các đối tượng trong xã hội với nhau thay đổi ngay từ hành vi hàng ngày của mọi người.
Một cửa hàng sử dụng dịch vụ của AYA
Dự án này có dễ bị bắt chước không?
Thực ra mình không phải là người đầu tiên trên thế giới nghĩ ra điều này. Ở Đức đã có 2.500 địa điểm tham gia hệ thống, bên Úc, bên Mỹ đều có các startup như vậy. Nó không phải là trend nhưng nó sẽ là mặc định trong tương lai. Năm 2025-2026, khi nhà nước cấm dùng đồ nhựa một lần thì đây sẽ là tiền đề để người dùng làm quen.
Bạn đã có nhà đầu tư chưa?
Chúng tôi có nhà đầu tư thiên thần là Vietnam Silicon Valley, nguồn vốn không quá nhiều nhưng chúng tôi có thể mang lại trải nghiệm cho khách hàng. Tôi mong muốn tìm được nhà đầu tư để có thể mở ra các cánh cửa mới cho người chơi lớn như chuỗi cửa hàng café và thức ăn nhanh vì họ có nhu cầu sử dụng nhựa rất nhiều.
Nếu có thông điệp gửi đến mọi người bạn sẽ nói gì?
Để bảo vệ môi trường, bạn không nhất thiết phải tham gia vào các cuộc dọn rác bãi biển hay dọn rác nơi công cộng (nếu bạn có thời gian đi thì thật tuyệt, nhưng chúng tôi hiểu bạn còn quá nhiều việc bề bộn). Thực tế thì mỗi hành động nhỏ hàng ngày của bạn cũng tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Nếu tất cả chúng ta không dùng ly nhựa 1 lần hàng ngày, cứ mỗi phút chúng ta sẽ giảm được 12.000 ly! Đó cũng chính là sức mạnh cộng dồn của 1 cá nhân tạo ra sức mạnh của cộng đồng.
Hãy tưởng tượng chỉ với hành động nhỏ thôi, sức mạnh cộng đồng có thể đảo ngược được số liệu "tự ti" là nước thứ 4 trên thế giới xả nhiều rác nhất ra biển. Kết hợp với cách làm mới, cải tiến cùng ngành technology, chúng ta sẽ trở thành quốc gia đầu tiên vận dụng thành công mô hình kinh tế xoay vòng. Chúng ta thay vì chịu "tự ti" mà chuyển mình "tự tin" hơn với bạn bè quốc tế.
Quan trọng hơn cả, chúng ta muốn sống trong 1 môi trường trong sạch, khi con cháu chúng ta được tắm biển sạch, hít thở không khí trong lành thay vì phải đi nhặt rác hay đeo khẩu trang ra đường. Chúng ta muốn lấy lại một môi trường trong sạch mà chúng ta đã từng được hưởng, từng được sở hữu!
Xin cảm ơn bạn!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI