Sự thật đằng sau những bức ảnh ngàn Like của các ngôi sao thể hình trên Instagram

    Thanh Hậu Spiderum,  

    Hình ảnh vận động viên cử tạ, Brad Castleberry nâng trên vai một quả tạ được lắp bởi các đĩa tạ nặng khoảng 20 kg (45- pounds) vừa được đăng tải gần đây trên Instagram cá nhân của anh đã nhận được hơn 20 nghìn lượt like và rất nhiều bình luận. Nhưng ít ai biết, những quả tạ đó thực tế không nặng như vậy. Tất cả chúng đều được làm giả.

     Chẳng có gì là thần thánh cả phải không?

    Chẳng có gì là thần thánh cả phải không?

    Việc sử dụng các dụng cụ thể hình có trọng lượng giả đang giúp trang Instagram của các vận động viên có được sự quan tâm và chia sẻ của rất nhiều người trên mạng xã hội. Nỗi khao khát được nổi tiếng là có thật, nhưng động cơ đằng sau nó thì chẳng có gì mới mẻ.

     Bức hình này được đăng trên Instagram của Brad Castleberry với 21,6K lượt thích và 2,943 bình luận.

    Bức hình này được đăng trên Instagram của Brad Castleberry với 21,6K lượt thích và 2,943 bình luận.

    Brad Castleberry tuyên bố rằng tới đây anh sẽ xác lập kỷ lục thế giới ở mảng Back Squat này. Khác với các vận động viên truyền thống, anh ta đang sử dụng đạo cụ để đánh lừa người xem về trọng lượng mà anh ta có thể nâng được.

    Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng các đạo cụ thể hình này chỉ xảy ra đối với các vận động viên thể hình đã có tiếng tăm, như Eugen Sandow và đô vật Dino Bravo, nhằm mục đích tạo ấn tượng mạnh và khiến cho người khác thần tượng họ như một siêu nhân. Brad Castleberry, một vận động viên có tiềm năng khác, cũng đi theo vết chân của Eugen Sandow và Dino Bravo - và cuối cùng ông cũng bị lật tẩy bởi các vận động viên cử tạ khác.

    “Castleberry luyện tập rất chăm chỉ tại phòng tập thể hình và kiếm sống bằng nghề này, tuy nhiên anh này có cái tôi quá lớn”, huấn luyện viên và vận động viên MMA Marc Sestok đã chia sẻ với trang Motherboard, “đó là sự thiếu tôn trọng đối với những người tham gia cử tạ”.

    Một thực tế đáng buồn là: Castleberry, người có lượng theo dõi khá lớn trên trang Instagram, không phải là người duy nhất sử dụng các dụng cụ có trọng lượng giả để thu hút sự quan tâm và phát triển thương hiệu cá nhân trên các phương tiện truyền thông. Kali Muscle, một vận động viên thể hình khổng lồ và rất nổi tiếng, đã phải đối mặt với những cáo buộc tương tự, điều này cũng xảy ra với người mẫu thể hình người Brazil, Gracyanne Barbosa.

    Kỹ xảo này đã xuất hiện từ cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900

    Khi các vận động viên thể hình có tua biểu diễn quanh Châu Âu, hầu hết những chuyến lưu diễn này lại mang tính kinh doanh giải trí, và không phải trọng lượng nâng được nào của họ cũng đúng mức.

    Theo như những gì được ghi nhận trong cuốn Sandow the Magnificent của David Chapman, ngôi sao thể hình đời đầu Eugen Sandow và người cố vấn Louis Attila của anh thường thu hút sự chú ý của người hâm mộ bằng cách phơi bày sự gian lận của các đối thủ, tố giác các đối thủ về việc sử dụng các thanh tạ nhẹ hơn hoặc rỗng ở bên trong. (Sau này trong sự nghiệp của mình Sandow cũng đã từng sử dụng các đạo cụ như vậy).

    Các đạo cụ thể hình được làm giả trọng lượng này được bày bán nhan nhản tại rất nhiều cửa hàng. Những đạo cụ như thế này cũng khá nổi bật và xuất hiện ở nhiều nơi như: trong phim ảnh, các tạp chí thể hình và kể cả trong đấu vật chuyên nghiệp. Ví dụ như trong bộ phim Unbreakalbe, Bruce Willis đã dễ dàng ôm trọn chiếc tạ nặng 495 pounds (khoảng 225 kg). Các ấn phẩm như Flex and Men's Fitness đã sử dụng đạo cụ thể hình được làm giả trọng lượng cho các bức ảnh của mình trong nhiều thập kỷ. Thậm chí trong đấu vật chuyên nghiệp cũng có sự xuất hiện của việc sử dụng các dụng cụ thể hình làm giả trọng lượng. Sự kiện Dino Bravo cố gắng thiết lập "kỷ lục thế giới" tại Royal Rumble năm 1988 là một ví dụ.

    Không chỉ có đấng mày râu, các cô gái ngày nay cũng đang sử dụng các dụng cụ thể hình làm giả trọng lượng

    Video lật tẩy mánh khóe của các vận động viên "sống ảo"

    Barbosa nặng 130 pounds (khoảng 60kg), đã đăng tải video mà có lẽ là video vô lý nhất từ trước tới nay. Đoạn video ghi lại hình ảnh cô đang thực hiện động tác squat mười lần liên tục với quả tạ nặng 495 pounds (khoảng 225 kg) mà không hề đổ một giọt mồ hôi nào (nhiều vận động viên cử tạ kể cả hạng nặng và có kinh nghiệm cũng sẽ không có khả năng làm được điều này).

    Nick Miller, một vận động viên cử tạ chân chính, là người duy trì một kênh Youtube chuyên lật tẩy những vận động viên thể hình sử dụng steroid và những người mà anh cho là có hành vi lừa dối. Và ông cho rằng đây là một vấn đề khá nghiêm trọng đáng được quan tâm nhiều hơn trong ngành thể dục thẩm mỹ. Nhưng dường như, với công chúng, nhiều người không nghĩ như vậy.

    “Rốt cuộc thì, cái mà người ta quan tâm nhiều nhất trên Instagram là ngoại hình”, Douglas Alexander nhận xét. Anh cho rằng mạng xã hội ảo đã bóp méo đi hình ảnh của những vận động viên đầy tham vọng. “Lượt xem và lượt yêu thích có lẽ là thứ duy nhất mà những người như Castleberry và Barbosa đang kiếm được một cách hợp pháp. Nhưng hẳn là họ phải liên tục đăng tải hình ảnh của mình để giữ lượng người hâm mộ nếu không muốn nhanh chóng bị chìm vào quên lãng.”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ