Apple cũng đã đạt mức vốn hoá thị trường 1 nghìn tỷ USD vào thứ năm tuần trước, trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt cột mốc lịch sử này.
Tim Cook chia sẻ với nhân viên trong một email vào ngày thứ năm: "Steve đã thành lập Apple với niềm tin rằng sức mạnh của sự sáng tạo của loài người có thể giải quyết ngay cả những thách thức lớn nhất, và những người mà đủ điên rồ để có thể nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới là những người sẽ làm được điều đó. Giống như cách mà Steve thường làm trong những phút giây như thế này, chúng ta nên nhìn vào tương lai tươi sáng của Apple và công việc tuyệt vời mà chúng ta sẽ làm cùng nhau."
Sau hơn 40 năm kể từ khi Jobs đồng sáng lập Apple, Steve Jobs vẫn tiếp tục được tôn kính vì những năm lãnh đạo công ty thành công và vì sự ra mắt iPhone năm 2007, một trong những sản phẩm thành công nhất của công ty.
Tuy nhiên không phải lúc nào Steve Jobs cũng tự tin rằng mặt hàng thay đổi thế giới này sẽ là một khoản đầu tư khôn ngoan cho công ty. Trong cuốn "The One Device: The Secret History of the iPhone," Brian Merchant đã trình bày chi tiết cách mà chiếc smartphone đã ra đời, và làm thế nào mà một trong những vị giám đốc thông minh nhất, quyền lực nhất vẫn cần những người thông minh để giúp ông đưa ra quyết định đúng đắn.
Merchant chia sẻ: "Jobs là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ, một người tìm kiếm những ý tưởng hay và người loại bỏ những ý tưởng tồi, và một nhà đàm phán hiểu biết và mát tay. Tuy nhiên chiếc iPhone được bắt đầu như là một dự án thử nghiệm, được thực hiện mà ông không hay biết. Nó trở thành một dự án chính thức khi các nhân viên điều hành thúc đẩy và đẫ được thiết kế bởi một nhóm các lập trình viên và chuyên gia phần cứng chăm chỉ và kì cựu."
Jobs có niềm tin vào nhiều tài năng khác nhau, "từ tân binh cho tới những tay kì cựu," theo Merchant cho hay. Ông cho biết Jobs đã cho phép Scott Forstall quyền để tuyển dụng bất cứ ai trong đội ngũ của Apple để làm việc cho dự án điện thoại mới. Scott Forstall sau này đã tạo ra hệ điều hành iOS của iPhone.
Merchant cho biết Jobs đã công khai chống lại ý tưởng về việc Apple tạo ra một chiếc điện thoại vì ông và nhiều các kỹ sư và giám đốc điều hành khác cho rằng những chiếc điện thoại di động là "dở ẹc."
Steve Jobs chia sẻ vào năm 2005: "Vấn đề với một chiếc điện thoại là chúng ta không giỏi trong việc sử dụng các nhà mạng để đến được với người dùng cuối." Các nhà mạng ở đây bao gồm Verizon và AT&T, những người mà nắm quyền quyết định xem những chiếc điện thoại nào có thể truy cập được vào mạng của họ.
Merchant chia sẻ thêm rằng ban đầu, Jobs đã không tin tưởng cho lắm về việc danh mục smartphone mới nổi sẽ trở thành một thị trường rộng lớn.
Cuối cùng, Jobs đã tin tưởng đội ngũ của ông với những khía cạnh kỹ thuật của dự án thử nghiệm, nhưng "cần phải thấy được một giao diện mà trực quan và thú vị với người dùng trước khi ông đồng ý với ý tưởng rằng Apple cần phải gia nhập thị trường điện thoại," theo Merchant cho hay.
Merchant cho biết màn hình cảm ứng đa điểm của iPhone được "sinh ra từ trong những thử nghiệm trong Apple, bị giấu nhẹm khỏi Steve Jobs từ ban đầu," và họ chỉ đưa cho ông một bản demo một khi họ thấy rằng sản phẩm này đã đủ tốt.
Một kỹ sư cấp cao của iPhone, ông Andy Grignon cho hay: "Đội quản lý đã tìm cách thuyết phục Steve rằng phát triển một chiếc điện thoại là một ý tưởng hay cho Apple. Ông ấy đã không thực sự thấy con đường dẫn tới thành công."
Sau đó, phó chủ tịch của Apple, ông Michael Bell đã gửi email cho Jobs vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2004 để giải thích vì sao công ty nên thực sự tạo ra một chiếc điện thoại. Jobs đã gọi cho Bell ngay lập tức, và họ đã tranh luận trong nhiều giờ đồng hồ cho đến khi Jobs dịu lại. Khi sự việc đã rõ ràng rằng smartphone sẽ trở thành đối thủ của iPod, Steve Jobs lập tức đổi ý.
Jobs cho biết: "Okay, tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó."
Grignon sau đó đã trở thành người đầu tiên nhận được một cú điện thoại từ một chiếc iPhone.
Với Jobs, "vấn đề không phải là có niềm tin với nhân viên hay không. Vấn đề là liệu gia nhập thị trường đó thì có đáng để mạo hiểm hay không," theo Merchant nhận định.
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming