Giá trị tài sản ròng của 5 đại gia công nghệ hàng đầu đã "bốc hơi" 85 tỷ USD do làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ.
- Đại gia công nghệ Sony ra mắt SUV chạy điện tại CES 2022, cùng phân khúc với VinFast VF8
- Bất chấp Covid-19, "ngũ đại gia công nghệ" Mỹ đạt được tổng doanh thu 1,3 nghìn tỷ USD, lấn sân sang lĩnh vực của nhau, tạo nên bức tranh kinh tế đầy quyền lực
- Vì sao các đại gia công nghệ đua nhau tự thiết kế chip?
Kể từ đầu năm tới nay, những lo ngại về việc FED nâng lãi suất đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ liên tục chìm trong sắc đỏ.
Các số liệu thống kê cho thấy, 85 tỷ USD giá trị tài sản ròng của các tỷ phú công nghệ hàng đầu đã bị thổi bay kể từ đầu năm tới nay.
Tỷ phú Elon Musk. (Ảnh: Getty Images)
Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, tài sản của Elon Musk - tỷ phú giàu nhất thế giới đã sụt giảm khoảng 27 tỷ USD, còn 243 tỷ USD . So với tháng 11/2021, CEO hãng xe điện Tesla đã mất 100 tỷ USD . Vào thời điểm đó, tài sản của Musk đạt kỷ lục 335 tỷ USD .
4 tỷ phú công nghệ lớn khác là nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates, nhà sáng lập Google Larry Page và CEO Meta Mark Zuckerberg cũng đều chứng kiến khối tài sản của mình sụt giảm hàng tỷ USD.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, tài sản của Jeff Bezos, đồng sáng lập Amazon, tỷ phú giàu thứ hai thế giới, đã "bay hơi" khoảng 25 tỷ USD .
Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, chứng kiến tài sản "bay hơi" 9,5 tỷ USD kể từ hôm 1/1/2022, còn tài sản của nhà sáng lập Google Larry Page sụt giảm 12 tỷ USD .
CEO Facebook Mark Zuckerberg của Facebook cũng chứng kiến khối tài sản giảm khoảng 12 tỷ USD trong năm nay.
Từ đầu năm tới nay, những lo ngại về lạm phát tăng cao và việc FED sẽ sớm nâng lãi suất đã kích hoạt làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ, khiến chỉ số công nghệ Nasdaq lao dốc khoảng 13%.
Theo giới quan sát, FED sẽ nâng lãi suất nhiều lần trong năm 2022. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo FED có thể nâng lãi suất 4 lần, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 và bắt đầu cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán kể từ tháng 7.
Một số nhà kinh tế cho rằng FED đã hành động quá muộn để ngăn chặn lạm phát. Điều đó có thể buộc cơ quan này phải đưa ra những động thái quyết liệt hơn trong thời gian tới và gây tổn hại tới nền kinh tế.
Giới quan sát cũng lo ngại rằng FED có thể chọn sai thời điểm thắt chặt chính sách. Điều đó khiến cơ quan này tập trung vào giải quyết vấn đề ổn định giá cả thay vì thúc đẩy thị trường việc làm.
Bà Kristina Hooper, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của Invesco, cảnh báo cần chuẩn bị cho nguy cơ FED đưa ra một chính sách sai lầm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android