Tại sao một người lại có thể uống say đến mức không nhớ được chuyện gì đã xảy ra? Làm cách nào để ngăn ngừa nó?

    Dink,  

    Lúc say vẫn còn trò chuyện được bình thường, nhưng đến sáng hôm sau tỉnh dậy thì còn chẳng nhớ mình về bằng cách nào.

    Trên đường phố đông đúc, cái cảnh tượng đầy ngán ngẩm của những người say rượu đi đường đánh võng từ vỉa hè này sang vỉa hè đối diện không hay ho chút nào. Nhưng có một điều kì diệu (và nhờ thần linh ban phước!) rằng nhiều người trong số họ vẫn có thể về được tới nhà an toàn; có điều họ chẳng nhớ được điều gì đã xảy ra.

    Việc uống say sưa đến mức chẳng còn nhớ được điều gì đã xảy ra là một hành động chẳng đem lại được kết quả tốt đẹp gì, nhưng không phải việc mất trí nhớ hoàn toàn lúc nào cũng xảy ra khi ta uống say bí tỉ. Nhưng làm thế nào mà một người có thể uống say đến mức không nhớ được gì, thậm chí không nhớ nổi mình đã về nhà như thế nào?

    May mắn là các nhà nghiên cứu đã trả lời được những câu hỏi này rồi. Và họ cũng tìm ra được cách ngăn chặn nó xảy ra, tất nhiên là chưa tính tới cách “không uống thì sẽ không say”.

    Khi bạn uống đến mức mất trí nhớ tạm thời, bạn sẽ vẫn có thể tương tác với môi trường xung quanh – bạn vẫn có thể trò chuyện được – nhưng não bộ của bạn không thể biến những tương tác ấy thành trí nhớ được”, giáo sư Reagen Wetherill đồng tác giả của nghiên cứu về những người uống say tới mức mất trí nhớ giải thích.

    Điều này xảy ra do chất có cồn ảnh hưởng tới não bộ con người. Khi kiến tạo một kí ức nào đó, bạn phải thu thập thông tin từ môi trường xung quanh. Những thông tin ấy được lưu trữ lại trong khu vực trí nhớ ngắn hạn, cho phép bạn theo dõi được những sự vật diễn ra xung quanh để có thể phản ứng kịp thời.

    Nhưng để bất kì kí ức nào biến thành trí nhớ dài hạn, để sáng hôm sau nhớ được bạn đã làm gì trong đêm say xỉn ấy, mối liên hệ đặc biệt giữa các neuron của bạn phải được thay đổi và trở nên mạnh hơn. Điều đó xảy ra với sự giúp đỡ của các yếu tố hóa học truyền tải thông tin thần kinh như GABA, glutamate và acetylcholine.

     Tom Hanks và fan (đã say bí tỉ).

    Tom Hanks và fan (đã say bí tỉ).

    Nhưng chất có cồn ảnh hưởng tới hầu hết những yếu tố hóa học ấy và gây ảnh hưởng lên vùng hồi hải mã nằm ở vùng não trước – một khu vực đóng vai trò cực kì quan trọng trong khả năng tạo nên kí ức dài hạn (đây cũng là vùng não bị ảnh hưởng trên các bệnh nhân Alzheimer).

    Vùng não này là nơi cho phép não bộ của con người hoạt động theo cách thức mà ta vẫn biết”, giáo sư Wetherill nói. “Nhưng chất có cồn ảnh hưởng tới neuron của vùng não này, khiến cho quá trình tạo dựng kí ức bị ảnh hưởng và gián đoạn”.

    Đặc biệt hơn, chất cồn lấy đi khả năng chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn, gây ảnh hưởng nặng tới khả năng tạo nên những kí ức “được chia thành từng hồi, từng chương” của ta. “Đó chính là những thứ kí ức tạo nên cuộc sống của con người, ví dụ như một kí ức cụ thể về ngày thứ Sáu của tuần trước chẳng hạn”, ông Wetherill bổ sung.

    Tuy nhiên, chất cồn lại không gây ảnh hưởng tới trí nhớ ngắn hạn của não bộ. Đó là lý do tại sau vào cái lúc say bí tỉ đó, ta vẫn có thể tương tác bình thường hay nói chuyện với mọi người mà không gặp nhiều trở ngại. Chỉ khi bạn ngồi lại, cố gắng nhớ xem chuyện gì đã xảy ra, bạn mới chợt nhận ra rằng kí ức (dài hạn) đã biến mất rồi.

    Cảm giác mất trí nhớ tạm thời ngoài việc làm chúng ta hoang mang, rằng ta đã có thể làm những gì trong khoảng thời gian ấy, nó cũng không hề có lợi cho trí nhớ của chúng ta. Nghiên cứu của tiến sĩ Wetherill cho thấy rằng một khi ta đã trải nghiệm điều này một lần, khả năng xảy ra việc mất trí nhớ lần thứ hai sau khi say bia rượu là rất cao. Họ cũng sẽ có những hoạt động não khác so với những người chưa trải qua hiện tượng này lần nào, khi cả hai đều được dùng một lượng rượu như nhau trong thử nghiệm.

     Một trong những điều nguy hiểm khi uống quá say.

    Một trong những điều nguy hiểm khi uống quá say.

    Cũng trong nghiên cứu trên, những người lớn tuổi đã có tiền sử sử dụng rượu bia nhiều cho thấy nhiều khoảng trống trong trí nhớ và hơn nữa, não bộ của họ có dấu hiệu teo đi – giống với những triệu chứng trên não bộ của một người bị thiếu vitamin nghiêm trọng. Nếu như khi còn trẻ, một người thường xuyên uống nhiều tới mức không còn nhớ gì, họ sẽ gánh chịu những tổn thương não bộ vĩnh viễn. “Đó là một kiểu ‘Bạn không còn được như xưa nữa’”, giáo sư Wetherill nói.

    Vậy ta phải làm gì? Đầu tiên và cũng là hiển nhiên, rằng “Bạn uống càng nhiều rượu, bạn sẽ càng dễ có vấn đề về trí nhớ”, ông Wetherill nói. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng tìm ra dược một số yếu tố khác khiến cho việc mất trí nhớ tạm thời kia xảy ra. Nếu như bạn uống quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn hoặc uống những thứ đồ cồn pha đường, bạn sẽ càng dễ trải nghiệm hiện tượng say đến mức không biết gì nữa.

    Vì thế, lời khuyên được đưa ra là nếu bạn uống rượu (hoặc bất kì chất có cồn nào), tránh việc uống nhiều cùng một lúc, hãy ăn thứ gì đó trước khi uống và tốt nhất là hãy uống nước với liều lượng một ly nước/một ly rượu, bia mà bạn sử dụng.

    Một vấn đề khác mà bạn không thể kiểm soát được, đó là bạn đã có sẵn những gen “tửu lượng kém” ở trong người rồi, chúng sẽ khiến bạn càng dễ uống "tới mức không biết trời đất là gì" hơn. Hiển nhiên nếu đã như vậy, bạn cũng không thể kiểm soát được nó. Vì thế, nếu đã biết mình không thể uống được rồi, hãy nhớ rằng mình còn có một bộ não để mà chăm sóc, hãy uống một cách có chừng mực.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ