Trong khi bạn chẳng dám đụng đến dù chỉ một giọt tabasco, thì có những thanh niên cầm cả quả ớt chỉ thiên bỏ vào mồm mà nhai ngon lành.
- Nhập viện vì đau đầu không rõ lý do, người đàn ông Trung Quốc mới biết cây đinh dài 4,8cm đã cắm vào hộp sọ
- Khabib, võ sĩ Nga vừa đánh bại McGregor đã tay bo vật nhau với gấu từ năm 8 tuổi
- Cách lý giải đơn giản, dễ hiểu về sự tồn tại của mỗi cá nhân trên thế giới này
- Nhật Bản ra mắt dịch vụ cho thuê sạc dự phòng tự động với giá 22.000 đồng, có sẵn cáp cho đủ loại thiết bị
Có lẽ trong bất kỳ hội bạn nào cũng có một đứa được mệnh danh là thánh ăn ớt. Trong khi bạn nuốt không nổi một giọt tabasco, thì những người này sẵn sàng cầm quả ớt chỉ thiên cắn quá nửa và nhai một cách ngon lành.
Thậm chí, có những người thích ăn cay đến nỗi trong bát nước chấm của họ ớt với tiêu còn nhiều hơn mắm, đậm một màu đỏ rực.
Theo như Robin Andrews - một nhà khoa học sẻ tại London, bạn của anh từng chia sẻ rằng ớt cho anh ta cảm giác hết sức khó tả, ngắn gọn thì là... lâng lâng và "phê" như khi dùng bia rượu vậy.
Nếu thế thì hóa ra, đồ ăn cay cũng có tác dụng gây hưng phấn? Có phải đây là nguyên nhân không?
Ớt vốn không sinh ra để người ta ăn
Ớt là một thứ gia vị quan trọng trong ẩm thực của loài người. Tuy nhiên đối với các nhà sinh vật học, việc con người ăn nó có phần khá khó hiểu, bởi lẽ cơ chế tiến hóa của ớt là để động vật không ăn chúng.
Ớt tiến hóa để không bị ăn, nhưng con người vẫn ăn chúng
Đối với các loại quả bình thường, thông qua hoạt động ăn và bài tiết mà chúng có thể phát tán hạt giống. Nhưng với ớt, nếu động vật bình thường ăn phải thì gần như toàn bộ hạt giống sẽ bị phá hủy qua quá trình nhai và nuốt. Thế nên các chuyên gia tin rằng ớt có vị cay là để không loài vật nào dám bén mảng đến gần.
Chỉ chim chóc thì không phá hủy hạt giống của ớt, nên chúng cũng là loài thường xuyên ăn ớt trong tự nhiên và là phương tiện phát tán hạt giống chính của loài cây này.
Nhưng cảm giác do ớt mang lại thì "đỉnh"
Con người thì khác, có người thích ăn ớt, nghĩa là họ thích cảm giác thiêu đốt mà capsaicin (chất có trong ớt) mang lại. Theo một bài viết trên blog Per Helix từ ĐH Northwestern (Mỹ) thì cảm giác ấy cũng có thể mang lại một dạng "get high".
Ớt là một gia vị quan trọng, bởi lẽ nó khiến người ăn "phê như tê tê"
Tác giả có chỉ ra rằng cay không phải là vị, mà là phản ứng của cơ thể đến từ một dạng protein mang tên TRPV1 có trong lưỡi. Nó gắn chặt vào các tế bào thần kinh, với vai trò thông báo cho tế bào có chuyện gì đang xảy ra. TRPV1 có phản ứng mạnh với nhiệt độ. Nó giúp chúng ta không ăn quá nóng, và phản ứng ấy cũng tương tự khi nó gặp phải capsaicin trong ớt.
Khi ăn ớt, TRPV1 sẽ khiến lưỡi có cảm giác bị thiêu đốt. Và để hạ bớt cảm giác này, não bộ sẽ tiết ra endorphin - một dạng chất truyền dẫn thần kinh, thường được gọi là hormone "sung sướng". Dopamine - hormone hạnh phúc cũng được tiết ra. Sự pha trộn giữa cả hai giúp não bộ cảm thấy thư giãn, lâng lâng, hay... "phê".
Các chất kích thích có thể khiến não bộ sản sinh ra endorphin, như rượu và bia. Các loại ma túy như molly thì ép não sản xuất ra dopamine, serotonin (cũng là một dạng hormone hạnh phúc), và norepinephrine. Tuy nhiên, tác dụng phụ của chúng là rất lớn, nên hầu như đều bị cấm lưu hành tại đa số các quốc gia trên thế giới.
Nhưng tóm lại thì ăn ớt hoàn toàn có thể khiến mang lại cảm giác lâng lâng, thoải mái, hay thậm chí là "phê" như lời của một số con nghiện ăn ớt. Tuy nhiên, sự lâng lâng này khác so với ma túy. Nó ngắn hơn, rẻ tiền hơn, và quan trọng nhất là không gây tổn hại đến thần kinh con người.
Tham khảo: IFL Science
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"