Lời giải đáp cho câu hỏi: Chúng ta có tồn tại không?
Bài viết này dựa trên quan điểm cá nhân của Hannah Yang, thành viên tích cực với những câu hỏi có 9,7 triệu lượt xem trên Quora, sinh viên tại Đại học Yale*
Bạn nhìn thấy bao nhiêu hình tam giác trong tấm ảnh này?
Có bao nhiêu hình tam giác trong tấm ảnh này?
Đếm đi đếm lại, chắc chắn đáp án là: 4 tam giác bé bên trong, 1 tam giác lớn bên ngoài, tổng cộng có 5 tam giác.
Giờ hãy tưởng tượng, nếu bạn bỏ đi một tam giác bé bên ngoài: Tam giác phía trên chẳng hạn, bỏ nó khỏi đỉnh của tổng thể khối hình. Như thế này:
Bỏ đi hình tam giác nhỏ trên đỉnh
Khi ta làm vậy, chuyện gì sẽ xảy ra với hình tam giác nhỏ ở giữa? Nó đã đi đâu?
Chúng ta có tồn tại không?
Một đáp án có thể là: Chẳng có hình tam giác nào "tồn tại" cả. Chúng chỉ là kết quả của bối cảnh. Khi hoàn cảnh quanh chúng thay đổi, ví dụ như sự biến mình của tam giác trên đỉnh - ta nhận ra ngay tam giác ở giữa chưa hề có "đặc tính của tam giác" (thiếu 1 cạnh). Vậy là, "tam giác" chỉ là cái tên hoặc khái niệm tạm thời ta gán cho nó.
Tương tự, tôi và bạn hay tất cả những người có mặt trên thế giới, đều có những định nghĩa về bản thân dựa trên bối cảnh - ta làm việc cùng ai, ta lớn lên ở đâu, sáng nay ta ăn gì...
Sự tồn tại của mỗi con người, sự vật, sự việc... dựa trên bối cảnh và vô số nguyên nhân
Nếu, ta bỏ đi nguyên nhân và hoàn cảnh tạo nên con người của ngày hôm nay, nhận thứ về "tôi" (bản ngã) và "bạn" cũng sẽ trống rỗng và mơ hồ như cách tam giác trên đỉnh biến mất.
Hiểu theo cách nào đó, cách ta tồn tại cũng giống như khối hình tam giác kia - phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là cách lý giải đơn giản, dễ hiểu và không chỉ đúng với con người, mà là toàn bộ những sự vật, sực việc liên quan đến bạn. Khá thú vị đúng không?
Theo Quora
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"