Mỗi tuần, chính phủ Mỹ thả hàng triệu con ruồi từ máy bay vào Panama, một số người cho rằng con số chính xác là 15 triệu con mỗi tuần.
- Sinh viên 'hờ' của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt quả tang sử dụng trí tuệ nhân tạo để gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học
- Người phụ nữ kiện công ty vì trả tiền cho cô để không làm gì trong suốt 20 năm
- Công nghệ Trái Đất phải đối mặt với mối đe dọa vũ trụ!
- Sẽ như thế nào nếu BMW F 900 GS 2024 lột xác thành 'chiến binh enduro'?
- Đường xi măng rõ ràng có khả năng chịu mài mòn cao hơn đường nhựa, vậy tại sao nhựa đường lại được sử dụng trên đường cao tốc?
Những con ruồi do người Mỹ thả ra có tên là New World Screwworm, một loài ruồi có nguồn gốc từ lục địa Mỹ. Loại ruồi này sẽ đẻ trứng vào vết thương của động vật lớn. Sau khi nở, ấu trùng sẽ trực tiếp hút máu từ vết thương, khiến con vật bị bệnh, thậm chí chết, ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi.
Tên khoa học của loại ruồi này là C. hominivorax (ruồi giun vít). Trong tiếng Latin, hominis có nghĩa là "con người" và vorax có nghĩa là "ăn uống". Vì vậy, nếu dịch trực tiếp thì tên của loại ruồi này là ruồi ăn thịt người. Loài ruồi này thực sự có thể ký sinh trên con người. Năm 1858, đã xảy ra một đợt bùng phát dịch bệnh lây nhiễm trên quy mô lớn ở người do ấu trùng giun vít trong một nhà tù của Pháp ở Nam Mỹ.
Ấu trùng của loài ruồi này hoành hành ở miền Nam nước Mỹ từ lâu, hàng năm gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi. Sau đó, nhà khoa học tên là Edward Knipling đã nghĩ ra một cách để tiêu diệt loài ruồi này. Sau một thời gian dài quan sát ruồi C. hominivorax trong phòng thí nghiệm, Edward Knipling phát hiện ra một đặc điểm quan trọng của chúng, đó là con cái của loài ruồi này chỉ giao phối một lần trong đời (vòng đời của loài ruồi này chỉ sống được ba tuần).
Điều này mang đến cho Edward Knipling một ý tưởng tuyệt vời: nếu thả ruồi đực vô sinh vào tự nhiên, ruồi cái sẽ không đẻ trứng sau khi giao phối và sẽ không gây hại cho các động vật khác. Hơn nữa, nếu bạn tiếp tục thả ruồi đực bị vô sinh ra ngoài tự nhiên, số lượng ruồi đực sẽ giảm dần từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, loài ruồi này sẽ bị loại bỏ bằng cách thả một lượng lớn ruồi đực vô sinh ra bên ngoài tự nhiên theo thời gian.
Vào những năm 1940, đây là một ý tưởng nực cười và Edward Knipling thậm chí còn không dám xin quỹ nghiên cứu về chủ đề này nên chỉ có thể sử dụng số tiền dư thừa từ các dự án khác để nghiên cứu.
Edward Knipling bắt đầu thử nghiệm chiếu xạ ruồi đực với nhiều liều tia X khác nhau trong phòng thí nghiệm. Đây là quá trình đòi hỏi phải kiểm soát vô cùng chính xác. Nếu tia quá yếu, nó sẽ không đủ để khiến ruồi đực vô sinh, còn tia quá mạnh, nó sẽ khiến chúng không hấp dẫn đối với ruồi cái. Sau nhiều thử nghiệm và sai sót, ông đã nắm vững các thông số chính xác có thể khiến ruồi đực bị vô sinh.
Năm 1954, nhóm của Edward Knipling đã thử nghiệm phương pháp của họ trên một hòn đảo nhỏ ở Caribe và đã tiêu diệt thành công loài ruồi này trên đảo. Năm 1957, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phương pháp của Edward Knipling để diệt ruồi giun ở các bang miền Nam, tức là tiếp tục thả ruồi đực vô sinh được nuôi trong phòng thí nghiệm vào tự nhiên ở miền Nam.
Năm 1966, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng tất cả ruồi giun vít đã bị tiêu diệt ở nước này.
Mặc dù không có ruồi giun vít ở Mỹ nhưng thực tế cho thấy rằng chúng vẫn sẽ bay vào từ Mexico nên Mỹ vẫn phải tiếp tục thả ruồi đực vô sinh dọc biên giới Mỹ-Mexico. Như bạn có thể thấy trên bản đồ, có một đường biên giới đất liền dài giữa Hoa Kỳ và Mexico, dài hơn 3.000 km. Việc thả ruồi liên tục dọc theo một đường biên giới dài như vậy rất tốn kém. Vì vậy, Hoa Kỳ và Mexico đã thảo luận về một kế hoạch - Chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp Mexico loại bỏ ruồi giun vít, sau khi hoàn thành, phía Mỹ chỉ cần thả ruồi đực vô sinh dọc theo biên giới đất liền hẹp ở miền nam Mexico.
Đến năm 1991, chính phủ Hoa Kỳ đã giúp Mexico loại bỏ ruồi giun vít. Tiếp theo, người Mỹ bắt đầu hợp tác diệt trừ ruồi giun vít với các nước Trung Mỹ, tiến dọc theo Belize, Guatemala, Honduras, El Salvador, Nicaragua, Costa Rica và Panama. Cuối cùng, vào năm 2002, họ đã tiến hành hoạt động diệt trừ ruồi tới biên giới Panama và Colombia. Chiều rộng ở đây chỉ còn 300 km, giúp việc duy trì tiêu diệt ruồi giun vít trở nên dễ dàng hơn.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp Panama đã cùng nhau thành lập một tổ chức có tên là COPEG. Tên đầy đủ của tổ chức này, nếu dịch sang tiếng Việt là "Ủy ban Phòng chống và diệt trừ ruồi giun vít Panama-Hoa Kỳ". Nhưng trên thực tế, bạn không cần nhìn vào tên mà chỉ cần nhìn vào LOGO của tổ chức là có thể hiểu được chức năng của nó.
Hàng tuần, COPEG nhân giống hàng triệu con ruồi đực bị vô sinh trong phòng thí nghiệm và sau đó thả chúng bằng máy bay vào rừng mưa nhiệt đới ở biên giới Panama và Colombia để tiếp tục ngăn chặn ruồi giun vít.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h