Tại sao nhiều nhân vật phản diện trong truyện tranh lại mặc màu xanh lá cây và màu tím?

    Đức Khương,  

    Joker, Lex Luthor, Green Goblin và vô số nhân vật phản diện khác đều mặc hai màu trang phục là xanh lá cây và tím, tại sao lại như vậy?

    Green Goblin, Mysterio, Joker, Lex Luthor, Riddler, Brainiac, và hàng chục nhân vật phản diện truyện tranh khác có điểm chung. Ngoài sự coi thường luật pháp và những anh hùng thực thi luật pháp thì gần như tất cả họ đều thực hiện các âm mưu đen tối của mình khi mặc trang phục có màu xanh lá cây và màu tím (và một số người thậm chí còn có làn da màu xanh lá cây hoặc màu tím). Trên thực tế, những phản diện này có mục đích và động cơ rất khác nhau, nhưng tại sao hầu như tất cả họ đều mặc trang phục có màu sắc giống nhau?

    Từ khi bắt đầu được in màu trên các ấn bản từ những năm 1970, những hạn chế của công nghệ vào thời điểm đó đã quyết định sự lựa chọn màu sắc ở một mức độ nhất định. Các màu cơ bản tươi sáng được ưa chuộng hơn các màu dịu; chẳng hạn, máy in dễ dàng mô tả màu đỏ hơn là một bóng xám.

    Các lựa chọn của những nghệ sĩ bị hạn chế khiến việc chọn màu phù hợp cho các anh hùng và nhân vật phản diện của họ càng trở nên quan trọng hơn. Khi được đặt trên giá tại cửa hàng truyện tranh, bìa cho một số bộ truyện mới phải ngay lập tức thu hút sự chú ý của người mua tiềm năng. Bởi vậy giải pháp sẽ là đặt một nhân vật phản diện mới, thú vị lên trang bìa... và đảm bảo rằng người đọc biết họ là ác nhân mà không cần phải đọc một từ nào.

    Tại sao nhiều nhân vật phản diện trong truyện tranh lại mặc màu xanh lá cây và màu tím? - Ảnh 1.

    Trong khi đó, màu tím được biết đến nhiều nhất với sự liên kết của nó với hoàng gia - và do đó, màu tím được tượng trưng cho quyền lực. Trên thực tế, trong thế giới cổ đại, những tấm vải màu tím được xuất hiện rất ít bởi thuốc nhuộm màu này vào thời kỳ đó được tạo ra một cách cực kỳ khó khăn, chủ yếu là do sự khan hiếm của các nguyên liệu cần thiết.

    Màu tím không phải là màu thường thấy trong tự nhiên; sự thiếu hụt nguồn cung nhưng nhu cầu lại luôn gia tăng đã dẫn đến sự gia tăng giá trị của những tấm vải màu tím. Một số hoàng đế La Mã trong quá khứ đã cấm tất cả mọi người mặc quần áo màu tím, trừ những nhà lãnh đạo và những người có ảnh hưởng cũng như có quyền lực nhất định. Điều này tiếp tục diễn ra trong nhiều thế kỷ và thậm chí Nữ hoàng Elizabeth I cũng chỉ cho phép một số thành viên được chọn trong gia đình hoàng gia mặc đồ màu tím.

    Do đó, khi một nghệ sĩ cho một nhân vật phản diện như Lex Luthor mặc trang phục màu tím, mục đích của họ sẽ là truyền đạt cho người đọc biết rằng nhân vật phản diện đó có một quyền lực to lớn hoặc rất mạnh, đồng thời cũng cho thấy nhân vật phản diện có cái tôi khá lớn và đòi hỏi sự tôn trọng, vâng lời và sợ hãi nhất định.

    Tại sao nhiều nhân vật phản diện trong truyện tranh lại mặc màu xanh lá cây và màu tím? - Ảnh 2.

    Đó là ý nghĩa lịch sử của màu xanh lá cây và màu tím vậy ở khía cạnh khoa học thì hai màu sắc này có ý nghĩa như thế nào? Hình ảnh trên là một bánh xe quang phổ màu được ánh xạ tới một vòng tròn, nó được tạo ra bởi Isaac Newton vào năm 1665. Trên thực tế, vòng tròn này trông có vẻ khá hài hòa, bởi cách sắp xếp các màu sắc ở các mặt đối diện của bánh xe. Các yếu tố khác khiến cho bánh xe này trở nên hài hòa bao gồm monochromatic (ba sắc thái của cùng một màu), analogous (ba màu cạnh nhau trên bánh xe), và triadic and tetradic (ba và bốn màu cách đều nhau tương ứng trên bánh xe). Bởi vậy khi lựa chọn màu sắc cho trang phục của các siêu anh hùng, người ta sẽ lựa chọn những cặp màu sắc khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra cảm giác hài hòa (dựa theo bánh xe màu sắc trên). Một số ví dụ về sự hài hòa về trang phục siêu anh hùng trong truyện tranh là Spider-Man (đỏ và xanh) và Batgirl (vàng và tím).

    Khi cộng lại với nhau, ba màu cơ bản - đỏ, vàng và xanh lam - tạo ra ánh sáng trắng tinh khiết. Nếu người ta trộn hai màu cơ bản với nhau, kết quả sẽ là một trong ba màu phụ: cam, tím và xanh lục. Bởi vậy các siêu anh hùng thường sử dụng ít nhất một màu cơ bản trong trang phục của mình. Một số có thể có cả ba, chẳng hạn như Superman, Captain Marvel, Wonder Woman và Wolverine. Nếu các anh hùng lao vào trận chiến với màu cơ bản tươi sáng, thì cách nào tốt nhất để khiến những kẻ phản diện trở nên khác biệt hơn là tô màu cho chúng bằng màu phụ. Bởi vậy ngay cả một độc giả mới, không quen thuộc với bất kỳ nhân vật đã thành danh nào cũng có thể nhanh chóng phân biệt anh hùng và nhân vật phản diện chỉ thông qua ngôn ngữ hình ảnh.

    Tại sao nhiều nhân vật phản diện trong truyện tranh lại mặc màu xanh lá cây và màu tím? - Ảnh 3.

    Trên thực tế, việc thay đổi màu sắc trang phục xảy ra liên tục trong truyện tranh và màu sắc được chọn của nhân vật thường phản ánh đạo đức của họ: loạt truyện Secret Empire năm 2017 có sự xuất hiện của Captain America đổi phe, nhưng thay vì sở hữu trang phục có màu sắc cổ điển, nhân vật này lại sở hữu trạng phục màu xanh là cây, nhưng không có màu tím - điều này cho thấy phiên bản Steve này là nhân vật có tham vọng rất lớn.

    Tại sao nhiều nhân vật phản diện trong truyện tranh lại mặc màu xanh lá cây và màu tím? - Ảnh 4.

    Đội ngũ đằng sau bộ phim Joker năm 2019 chắc chắn đã sử dụng quy tắc xanh tím này, bởi vậy có thể thấy nam diễn viên Joaquin Phoenix không bao giờ mặc màu sắc đặc trưng của nhân vật phản diện trên màn ảnh. Thay vào đó, trang phục đặc trưng của nhân vật này là một chiếc áo khoác màu đỏ với một chiếc áo vest màu cam - cho thấy Joker trong phiên bản này chắc chắn không phải là một anh hùng, nhưng cũng hoàn toàn không phải là một nhân vật phản diện giống như các phiên bản khác của nhân vật này trong vũ trụ DC.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ