Loài chim quý hiếm này có thể sẽ bị tuyệt chủng vì chúng đã quên mất cách gọi bạn tình trong mùa giao phối
Loài chim Regent honeyeater là một trong những loài chim quý hiếm nhất thế giới, nhưng các chuyên gia đang lo ngại rằng loài này có thể sớm bị tuyệt chủng vì chúng đã quên mất cách hót.
- Biến đổi khí hậu đã giúp một số loài khủng long di cư đến Greenland
- Phát hiện loài cá mập cổ đại sở hữu những chiếc vây kỳ lạ giúp nó có thể "bay trong nước" như loài cá đuối
- DNA 360.000 năm tuổi đã hé mở ánh sáng mới về lịch sử tiến hóa của gấu hang động
- Những vùng nước nguy hiểm nhất thế giới, bạn sẽ không bao giờ muốn bơi ở đó
- Những con đường gây "đau tim" nhất trên thế giới
- Phải mất 10 triệu năm sự sống trên Trái Đất mới có thể phục hồi sau sự kiện "The Great Dying"
Loài chim Regent honeyeater đã từng được phát hiện thường xuyên trên khắp miền đông nam nước Úc, nhưng ngày nay loài này lại đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Cho tới này, chỉ còn 300 cá thể được cho là còn tồn tại trên toàn thế giới. Chúng cũng được biết đến với sự phức tạp trong các "bài hát" giao phối, nhưng khi số lượng của chúng bắt đầu giảm dần, các nhà điểu học bắt đầu nhận thấy sự phức tạp này giảm dần, đến mức những con chim trống thậm chí không còn hót giống như loài của chúng trước đây. Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng cho thấy những con chim Regent honeyeater đã quên mất cách hót, điều này có thể khiến toàn bộ loài này tuyệt chủng.
Có những thời điểm, các nhà điểu học Australia nhận thấy rằng những con Regent honeyeater trống đang bắt chước tiếng hót của các loài chim khác, như chim họa mi, chim cuckooshrikes, nhưng họ không đưa ra lời giải thích tại sao điều đó lại xảy ra. Một số chuyên gia tin rằng việc bắt chước được coi là một chiến lược có chủ ý để tránh bị tấn công bởi những con chim lớn hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy ngược lại.
Tiến sĩ Ross Crates, nhà sinh thái học tại Trường Môi trường Fenner và là tác giả của nghiên cứu cho biết: "Những con chim tội nghiệp này không có cơ hội để học những gì chúng nên hót. Chúng không có cơ hội để giao lưu với những con chim khác cùng loài và học hỏi từ tiếng hót của chúng".
Những con chim Regent honeyeater non thường học theo cách hót từ các thành viên trưởng thành trong loài của chúng, giống như con người học nói, nhưng vì số lượng của chúng còn quá ít mà khoảng không gian sống lại quá rộng lớn, nhiều con trống non không thể nghe được tiếng hót của những con trưởng thành, vì vậy chúng bắt đầu sử dụng và học theo tiếng hót của những loài chim khác. Và vấn đề là những tiếng hót ấy không phải là thứ có thể thu hút được những con chim mái, vì vậy cơ hội tìm kiếm được bạn đời của chúng là rất mong manh.
Hơn nữa loài này cũng có một số đặc tính vô cùng kỳ lạ, khi những con chim non bắt đầu nở ra, chim bố và chim mẹ thường có xu hướng rất yên tĩnh, điều này là để tránh sự chú ý của những kẻ săn mồi. Vì vậy những con chim non sẽ bắt đầu học tiếng hót của loài mình khi chúng rời tổ, bằng cách lắng nghe những con chim trưởng thành hót và bắt chước chúng. Nhưng bởi vì số lượng của chúng còn lại rất ít, bởi vậy chúng không thể nghe thấy những con chim khác cùng loài của chúng trong tự nhiên.
Tiến sĩ Crates nói: "Chúng rất hiếm và diện tích lãnh thổ của chúng lớn đến mức có thể gấp 10 lần diện tích của Vương quốc Anh, bởi vậy việc tìm được những cá thể cùng loài trong khu vực nhỏ dường như là việc mò kim trong đáy bể và hiện nay chúng buộc phải học theo tiếng hót của các loài chim khác".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"