Mì ăn liền hay còn gọi là mì gói, mì tôm có lẽ là thực phẩm thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Trên thực tế, nó được tạo ra bởi nhà phát minh Momofuku Ando ở Nhật Bản.
- Người phụ nữ mất mạng vì thử lòng trung thành của chó cưng
- Phát hiện của các nhà nghiên cứu ở châu Âu: Loài chim đã sử dụng gai chống chim để làm tổ
- Bí ẩn của Tam giác Alaska và sự mất tích của hơn 20.000 người
- Các nhà khoa học cho rằng có sự tồn tại những nền văn minh ngoài Trái Đất, nhưng tại sao chúng ta không thể tìm thấy họ?
- Tại sao người Inuit lại có tập tục trao đổi vợ?
Sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng lớn bột mì và các loại lương thực viện trợ khác từ Hoa Kỳ. Sau đó, để thúc đẩy việc tiêu thụ bột mì ở Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng khuyến khích người dân ăn nhiều bánh mì hơn.
Trong hoàn cảnh lúc đó, Momofuku Ando nhớ lại việc nhìn thấy mọi người xếp hàng mua mì ramen, điều này đã truyền cảm hứng cho ông phát minh ra mì ăn liền. Đến năm 1958, Momofuku Ando, 48 tuổi, đã phát minh thành công một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20— mì ăn liền.
Câu chuyện truyền cảm hứng về khởi nghiệp của Ando và vợ cũng đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình buổi sáng "Vạn Phúc" của đài truyền hình NHK, Nhật Bản.
Ban đầu mì ăn liền được phát minh trên cơ sở mì ramen truyền thống, đến nay trong sản xuất cơ khí vẫn còn thấy bóng dáng của hoạt động thủ công trong quy trình sản xuất mì ăn liền như nhào mì, ủ, cán hỗn hợp.
Trước hết, "trộn mì " thủ công và cơ học là trộn đều nguyên liệu thô và mở rộng hoàn toàn cấu trúc gluten ướt. Nhào mì tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra rất công phu - máy móc hiện đại giờ đã có thể thay thế sức người để hoàn thành công đoạn này.
Quá trình sản xuất tiếp theo là "làm chín". Mục đích của nó là làm cho bột nhào tiếp tục hình thành tổ chức mạng gluten với cấu trúc đồng đều và ổn định hơn.
Trong quá trình vận hành thủ công, bước này thường được để yên, trong khi trong quá trình gia công cơ học, để tránh bột nhào thành mảng lớn và ảnh hưởng đến quá trình chế biến tiếp theo, nó sẽ tiến hành khuấy ở tốc độ thấp.
Mục đích của quá trình này là để cán bột thành những lát mỏng để thuận tiện cho các quá trình chế biến tiếp theo, thứ hai là làm cho cấu trúc của khối bột được đặc lại và có độ dai, chắc nhất định.
Quy trình sản xuất tiếp theo là cắt dải và tạo hoa, có thể cắt bột thành mì. Từ bước này, mì ăn liền trở thành hình dạng xoăn phổ biến như chúng ta thường thấy.
Sợi mì được cắt bằng máy rơi xuống băng tải biến đổi liên tục. Khi mì vừa tiếp xúc với băng tải, tốc độ thấp và mì đung đưa qua lại trong không khí bị cản lại, mì chất đống và cuộn lại thành một lớp bề mặt gợn sóng. Khi tốc độ băng tải tăng lên, mì được kéo ra và giữ nguyên hình dạng cuộn tròn của chúng.
Ngay từ năm 1958, khi Ando phát minh ra mì ăn liền những sợi mì đã có hình dang xoăn và lượn sóng vì những lý do như: Khi được chuyển tải bằng băng tải, sợi mì xoăn sẽ không bị đứt do chênh lệch tốc độ của băng chuyền; Trong quá trình hấp mì, khoảng trống giữa các sợi mì cuộn tròn có lợi cho việc làm nóng đồng đều, nhờ đó mì nhanh chín; Trong quá trình sấy, các sợi mì cuộn lại tạo thành diện tích tiếp xúc lớn hơn giúp làm khô nhanh chóng; Trong quá trình vận chuyển, sợi mì cong có khả năng chịu nén tốt hơn, hạn chế đứt gãy do tác động ngoại lực; Khi ăn, sợi mì xoăn lại tạo thành diện tích tiếp xúc lớn hơn, hút nước tốt và giảm thời gian chờ đợi.
Từ thành công ban đầu của ông Ando, các công ty thực phẩm trên thế giới cũng bắt tay vào làm ra loại mì đặc trưng riêng cho mỗi quốc gia. Và trải qua 65 năm kể từ khi gói mì ăn liền đầu tiên xuất hiện cho đến nay, trên thị trường đã phát triển đa dạng nhiều loại mì khác nhau đến từ các quốc gia trên khắp thế giới. Theo sự đa dạng đó thì hương vị, nguyên liệu, kết cấu sợi mì cũng được cải tiến đáng kể hơn rất nhiều.
Và đó là tất cả những lý do vì sao sợ mỳ ăn liền ngày nay chúng ta thường thấy luôn có hình dạng xoăn là lượn sóng.
Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch Covid-19. Năm 2020 có 116,6 tỷ suất mì được tiêu thụ, tương đương với khoảng 320 triệu suất mì được ăn/ngày.
Cũng theo WINA, người Việt tiêu thụ 7 tỷ gói mì tôm trong năm, đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc, Indonesia). Lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019, tỷ lệ tiêu thụ tăng tới 67% trong đại dịch.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI