Tại sao "The Lion King" chẳng có lấy một mống người nhưng vẫn được gọi là phim "live-action"?
Bộ phim làm lại của Disney "The Lion King" (Vua Sư Tử) đang đứng trước tranh cãi lớn khi vắng bóng các nhân vật "người" trong phim
- Sắp hết năm 2018 nhưng hàng nghìn dân mạng Việt vẫn bị lừa share fanpage để nhận xe Vinfast miễn phí
- Làm được hết 6 câu đố này, bạn là người có khả năng tư duy logic ngang ngửa Sherlock Holmes
- Sau 7 năm các nhà nghiên cứu đã "đắp da đắp thịt" cho con robot đầu người và độ đáng sợ của nó vẫn không hề thuyên giảm
Trailer của The Lion King vừa cập bến, cư dân mạng đã xôn xao vì tạo hình quá sức dễ thương của Simba. Thế nhưng điều mà một bộ phận khán giả băn khoăn là thể loại "live action" của bộ phim mà nhiều tờ báo đưa đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận dai dẳng trên mạng.
Nếu theo như đúng khái niệm live-action (phim người đóng) thì The Lion King phải có nhân vật người, hoặc ít nhất động vật thật. Thế nhưng như Disney đã công bố thì gần như 100% The Lion King được thực hiện trên máy tính, từ đồng cỏ châu Phi cho tới hình ảnh sư tử, chim muông. Một phim live-action phải sở hữu ít nhất một cảnh "frame to frame" tức là quay trức tiếp mà không qua xử lý đồ họa máy tính. Xét với The Jungle Book, dù cả dàn thú rừng là sản phẩm CGI, nhưng chỉ cần có Mowgli là người thật thì bộ phim cũng đã được gọi là một live-action.
Simba siêu dễ thương trong teaser trailer mới.
Từng có thời mà khái niệm "hoạt hình" và "người đóng" thật dễ để phân biệt. Chỉ cần nhìn "ảo ảo" như Zootopia hay Frozen với các nhân vật dễ thương đầu to hơn người là có thể biết đây là hoạt hình. Thế nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ làm phim hoạt hình, các thước phim cho ra đời ngày càng trở nên chân thực tới nỗi ranh giới này đang bị mờ dần đi. Nhìn vào một con thú trong The Jungle Book , bạn có phân biệt được đây là sản phẩm máy tính hay thước phim quay thật hay không?
"The Jungle Book" gọi là phim người đóng vì đơn giản có... người đóng trong đó.
"Lion King" như trên biểu đồ, thuộc vào phim hoạt hình kỹ xảo tương tự "Toy Story" hay "Up".
Trên trang Wikipedia, The Lion King được mô tả là bộ phim "hoạt hình mô phỏng" tức là các khung hình đồ họa máy tính được dựng cho cảm giác như phim được quay trong thực tế. Thế nhưng Disney chưa bao giờ phủ nhận phim của họ là live-action và thậm chí cụm từ "đến từ Disney Live Action" còn xuất hiện trong mô tả chính thức của teaser trailer phim. Điều này có ý nghĩa gì?
Thứ nhất, nếu The Lion King được xếp vào thể loại phim hoạt hình thì tức là năm sau hạng mục phim hoạt hình tại Oscar rất có thể sẽ là sân chơi của Nhà Chuột với Toy Story 4, Frozen 2 và Vua Sư Tử. Để tăng khả năng "lượm vàng" thì Disney hoàn toàn có thể chèn một vài cảnh quay thật trong The Lion King và gọi đó là live-action. Viện Hàn Lâm có yêu cầu nếu như một phim nhập nhằng giữa hai khái niệm thì đoàn làm phim có thể gửi giải trình cho hạng mục mà phim họ phù hợp. Bùm, chúng ta có một phim gây tranh cãi, nhưng khá chắc là sẽ được xếp vào hạng mục phim tại Oscar mà thôi.
So sánh hai phiên bản 1994 và 2019
Thêm vào đó, sẽ ngày càng khó hơn cho khán giả trong việc đoán định và đánh giá bộ phim này là "thật" hay "giả" nữa. The Jungle Book sở dĩ phải để một đứa trẻ đóng trên phông xanh thay vì quay cậu bé lăn lộn trong một khu rừng là bởi cách thứ hai quá tốn kém và không khả thi. Thế nhưng các nhà sản xuất của Lion King đã nắm bắt điều này và phát triển nó lên thành kỹ thuật đồ họa tiên tiến tới mức giám sát kỹ xảo Rob Legato cho rằng khán giả trong tương lai sẽ không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là kỹ xảo và mọi thứ đều có thể thực hiện bằng máy tính. Chính Legato cũng thừa nhận ông không coi đây là một bộ phim hoạt hình mà giống với một tác phẩm phim người đóng (movie) hơn. Quan trọng là, bạn có thấy ổn với chuyện này không?
Từ giờ để tránh bị nhầm lẫn và mở màn cho cuộc đấu khẩu không có hồi kết, có lẽ bạn nên gọi The Lion King phiên bản 2019 là một phim làm lại, hoặc phim kỹ xảo thay vì live-action. Vua Sư Tử dự kiến ra mắt vào ngày 19/7/2019.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"