Đối với những người thường xuyên theo dõi tin tức về khoa học vũ trụ của Trung Quốc thì trong những năm gần đây mọi thứ có vẻ khá mờ nhạt.
Kể từ khi Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa con người lên vũ trụ vào năm 2003, quốc gia này đã đưa 11 phi hành gia Trung Quốc lên quỹ đạo.
Họ đã đi bộ trong không gian , cập bến tàu vũ trụ của họ với một trạm không gian và hai người trong số 11 phi hành gia đó ở lại trong trạm không gian hơn một tháng .
Nhưng đối với những người thường xuyên theo dõi tin tức về sự phát triển chương trình không gian của Trung Quốc, có vẻ như mọi thứ đã khá im lặng trong một thời gian dài.
Một số người cho rằng lí do của sự im lặng đó đến từ một vụ phóng tên lửa thất bại vào năm 2017, nhưng những người khác lại cho rằng Trung Quốc đơn giản là không có lý do để đẩy nhanh tốc độ phát triển vì các mô-đun trạm vũ trụ trong tương lai vẫn chưa sẵn sàng để phóng.
Lần cuối cùng Trung Quốc đưa phi hành gia lên vũ trụ là vào năm 2016.
Jing Haipeng và Chen Dong đã dành 33 ngày trong phòng thí nghiệm không gian trên tạm vũ trụ Thiên Cung 2 của Trung Quốc và trở về Trái Đất an toàn ba năm trước, đồng thời lập kỷ lục mới cho các sứ mệnh không gian có người lái của Trung Quốc.
Các phi hành gia Trung Quốc: Wang Yaping, Nie Haisheng và Zhang Xiaoguang (trái sang phải) trước khi lên tàu vũ trụ Thần Châu 10 vào tháng 6/2013. (Ảnh: AP).
Kể từ đó, Trung Quốc đã làm nên lịch sử khi trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh tàu thăm dò ở mặt tối của Mặt Trăng, tại miệng núi lửa lâu đời và sâu nhất trên vệ tinh này.
Nhưng cho tới nay, Trung Quốc vẫn không có bước đột phá nào trong chương trình không gian có người lái của quốc gia này.
Trên trang web Hỏi & Đáp của Trung Quốc - Zihu vào tháng 6 năm nay đã có một câu hỏi tại sao chương trình không gian có người lái của Trung Quốc bị chậm lại đã thu hút được 183 bài đăng và hơn 3 triệu lượt xem.
"Tôi nghĩ rằng chương trình không gian của Trung Quốc có thể tiến triển nhanh hơn dự kiến trước đó", Blaine Curio, nhà sáng lập công ty nghiên cứu thị trường công nghiệp vũ trụ Orbital Gateway Consulting, có trụ sở tại Hong Kong, chia sẻ.
Một trong những lý do, theo Curio là sự thất bại của tên lửa không người lái Long March 5 đã kéo theo rất nhiều dự án bị trì hoãn.
Long March-5 là tên lửa đẩy thế hệ mới của Trung Quốc. Chiều cao của nó là 56,97m, đường kính của phần chính 5m.
Tên lửa này có thể mang theo 25 tấn vào vùng quỹ đạo thấp của Trái đất và được thiết kế để phóng các mô-đun trạm vũ trụ, vệ tinh liên lạc và tàu thăm dò không gian sâu.
Tại tỉnh Cam Túc của Tây Bắc Trung Quốc, các phi hành gia Nie Haisheng và Liu Wang thoát khỏi một viên nang tái nhập cảnh trong khóa huấn luyện sinh tồn hoang dã vào tháng 5/2018. (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Vào năm 2017, vài phút sau khi cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương ở phía nam tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, Long March-5 đã rơi xuống đại dương do những thay đổi bất thường, đã có một sự cố xảy ra với một động cơ phản lực của động cơ chính.
Nó được coi là một trở ngại lớn cho chương trình không gian của Trung Quốc, đồng thời cũng được cho là cản trở việc triển khai các vệ tinh quân sự, gửi các thành phần trạm vũ trụ của Trung Quốc vào không gian cũng như việc thu thập các mẫu từ mặt trăng.
Trung Quốc hiện đang chuẩn bị cho lần phóng thử tên lửa thử 3 của Long March-5 và dự kiến sẽ ra mắt biến thể Long March-5B vào nửa đầu năm 2020 .
Bên cạnh đó lại có một số người không đồng tình cho cách lý giải sự chậm trễ này đến từ Long March-5. Hani Mohammadi, người điều hành một trang web theo dõi chương trình không gian của Trung Quốc nói rằng, Trung Quốc đã hoàn thành các thử nghiệm phi hành đoàn của mình nhưng các mô-đun trạm vũ trụ chưa sẵn sàng để được phóng ra ngoài quỹ đạo.
"Tôi không tin rằng họ đang bị chậm lại", Mohammadi nói. "Họ chỉ đơn giản là không có lý do để thúc đẩy tốc độ nhanh hơn".
Nguyên mẫu mô-đun lõi của trạm vũ trụ Tianhe (Thiên Hà) vừa thông qua đánh giá cuối cùng và sẽ được sản xuất trong tương lai gần đồng thời tạo ra các nguyên mẫu của hai viên nang thí nghiệm , Wentian và Mengtian.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết nước này hiện đang lựa chọn các thành viên phi hành đoàn tiếp theo cho nhiệm vụ trạm vũ trụ sắp tới.
Nhưng cho tới nay, việc phóng Thiên Hà đã bị trì hoãn vì thất bại của Long March-5 năm 2017 và có thể bị lùi lại thời gian phóng từ năm 2022 đến 2024.
Nhưng hầu hết những người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc dường như có chung suy nghĩ với Mohammadi, Trung Quốc chưa có lý do gì để thúc đấy tốc độ khoa học vũ trụ. Hơn nữa quốc gia này đang muốn tối ưu chương trình không gian có người lái nhằm đạt được nhiều nhất với ngân sách nhỏ nhất.
Sau khi hoàn thành, trạm vũ trụ Trung Quốc sẽ có thể chứa tới sáu phi hành gia và tồn tại ít nhất 10 năm. Hoàn thành trạm vũ trụ là bước thứ ba và cuối cùng của chương trình vũ trụ phi hành đoàn của Trung Quốc.
Hai bước đầu tiên bao gôm gửi thành công phi hành gia vào không gian và khởi động phòng thí nghiệm không gian để thực hiện việc điều khiển cũng như tiếp nhận những thứ được gửi lên từ Trái Đất, cả 2 bước này Trung Quốc đều đã hoàn thành trong năm 2017.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín