Tại thị trường khó tính bậc nhất thế giới, Samsung vẫn thành công ở 2 phân khúc TV quan trọng này

    Trường Thanh,  

    Theo các dữ liệu mới nhất từ báo cáo nghiên cứu thị trường cho thấy, Samsung Electronics hiện là thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất tại phân khúc TV cao cấp và TV màn hình siêu lớn trên thị trường Mỹ.

    Thị phần TV cao cấp trên 2.500 USD

    Mỹ luôn nằm trong top các thị trường khó tính nhất vì thu nhập bình quân đầu người rất cao và dân số đông thứ 3 thế giới. Người Mỹ sẵn sàng chi trả cho những thứ đắt tiền nhưng yêu cầu về chất lượng sản phẩm phải là cao nhất. Do đó, chiếm lĩnh được thị trường Mỹ cũng phần nào phản ánh được chất lượng sản phẩm và giá trị của thương hiệu.

    Thị trường Mỹ cũng là nơi các hãng TV tranh đấu quyết liệt nhất, đặc biệt là trên phân khúc TV cao cấp có giá trên 2.500 USD. Cho đến thời điểm hiện tại, có lẽ ngôi vương của phân khúc TV cao cấp đã có chủ. Tuần trước, báo cáo từ hãng NPD của Mỹ cho biết, Samsung hiện đang nắm giữ 34% thị phần TV Mỹ, tính đến thời điểm hết tháng Chín. Tiếp theo họ là đồng hương người Hàn Quốc, hãng LG Electronics với 15%. Sau đó là Vizio và Sony với 11% thị phần mỗi hãng. Tuy nhiên phân khúc TV cao cấp mới đáng chú ý khi Samsung đã nới rộng khoảng cách giữa các đối thủ lên xa hơn trước với 44% thị phần.

    Tại thị trường khó tính bậc nhất thế giới, Samsung vẫn thành công ở 2 phân khúc TV quan trọng này - Ảnh 1.

    Chất lượng hình ảnh ấn tượng cùng thiết kế khác biệt tạo nên thành công của TV QLED

    Trong khi đó, Sony đứng ở vị trí thứ hai trong phân khúc cao cấp với thị phần 33%. Tiếp theo đó là LG với 23% thị trường. Đây là bước nhảy vọt đáng khích lệ cho Samsung khi mới năm ngoái, thị phần của họ ở phân khúc này tại thị trường Mỹ mới chỉ có 27%.

    Thị phần TV màn hình siêu lớn cũng chứng kiến sự thống trị của Samsung

    Không chỉ ở phân khúc TV cao cấp, với danh mục TV màn hình siêu lớn (75 inch trở lên), đà tăng ngoạn mục của Samsung cũng được mở rộng. Tại thị trường này, Samsung hiện chiếm 57%. Trong khi đó, Sony đứng thứ hai với 25% thị phần vào cuối tháng Chín. Cùng kỳ năm ngoái, Samsung chỉ chiếm 43% trong phân khúc này.

    Không dừng ở đó, Samsung dự tính tiếp tục ra mắt TV QLED với độ phân giải 8K vào cuối tháng này. Điểm khác biệt của TV 8K Samsung sản xuất đó là nó không cần sử dụng nguồn phát 8K mà sử dụng trí tuệ nhân tạo, kéo giãn hình ảnh bình thường thành 8K (kể cả đó là nguồn phát SD hoặc HD). Đi kèm với màn hình TV kích cỡ siêu lớn, trải nghiệm 8K chắc chắn sẽ là lựa chọn thú vị dành cho người dân Mỹ, vốn đang tìm kiếm điều khác biệt ở lĩnh vực TV giải trí gia đình.

    Tại thị trường khó tính bậc nhất thế giới, Samsung vẫn thành công ở 2 phân khúc TV quan trọng này - Ảnh 2.

    Chế độ Hình nền - Ambient Mode, chi tiết chứng tỏ sự tinh tế trên các mẫu TV QLED 2018

    Quý kinh doanh thành công nhất lịch sử

    15,5 tỷ USD là lợi nhuận quý 3 năm 2018 của Samsung Electronics. Đây là mức lợi nhuận chưa từng có trong lịch sử Samsung. Bên cạnh nguồn thu chủ lực tới từ chip nhớ, mảng kinh doanh đồ gia dụng và TV của Samsung từ đầu năm 2018 cũng đóng góp lớn vào kết quả khả quan của quý tài chính này.

    Đó không chỉ là câu chuyện ở thế giới nói riêng. Tại Việt Nam, theo thống kê của GfK, TV QLED đang dẫn đầu về doanh số TV cao cấp ở Việt Nam sau 8 tháng tính từ đầu năm 2018 (hơn 15 nghìn chiếc). 


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ