Tâm thư từ phóng viên ảnh tới Panasonic: Lên Full-frame nhưng đừng bỏ người dùng Micro 4/3 nhé!
Tham gia cuộc chiến Full-frame, nhưng vẫn mong rằng Panasonic đừng từ bỏ 'đứa con ruột' là hệ thống máy Micro 4/3.
Chú thích: Micro 4/3 chỉ các dòng máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn APS-C và Full-frame. Dòng máy này có ngàm gắn ống kính được sử dụng bởi Panasonic, Olympus, Xiaomi, Kodak và nhiều hãng máy ảnh khác, nên đã phát triển rất mạnh trong 10 năm qua.
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Amos Chapple
Thực sự tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn khi một hãng máy ảnh ra sản phẩm mới cho tới bây giờ, khi Panasonic công bố sẽ phát triển hệ thống máy ảnh Full-frame với Leica và Sigma vì bỗng nhiên tương lai của dòng máy ảnh M4/3 mà hãng đã sản xuất bấy lâu nay tối hơn bao giờ hết!
Người người dân trẻ tuổi tại đất nước Armenia chụp ảnh selfie trước công an chống biểu tình. Chụp bằng máy Lumix GX8 với ống kính 12-35mm.
Tôi đã sử dụng dòng máy M4/3 của Panasonic ngay từ khi hãng ra dòng sản phẩm đầu tiên mang tên Lumix G1 từ 10 năm trước, và dòng máy này có một điểm yếu cố hữu là khả năng khử nhiễu khi chụp tối yếu.
Một người dân miền núi đang trông lũ cừu của mình trong một cuộc di cư. Chụp bằng máy Lumix GX6 với ống kính 15mm.
Ngoại trừ yếu điểm này, thì tất cả các tính năng khác đều hoàn hảo với yếu tố công việc của tôi - một nhiếp ảnh gia phóng sự. Những chiếc máy M4/3 này rất nhỏ gọn, nên tôi có thể chụp được những bức ảnh tự nhiên nhất mà không bị ai nhận ra, ví dụ như kẻ buôn lậu ngà voi ở ảnh dưới; hệ thống lấy nét của máy rất nhanh; cùng với khả năng sạc bằng cổng USB giúp tôi có thể đi rừng suốt 2 ngày với chỉ 2 viên pin và 1 sạc dự phòng; máy được tích hợp Wifi để có thể chuyển ảnh qua smartphone để đăng lên mạng xã hội một cách nhanh chóng; và cuối cùng là độ bền không thua kém các máy DSLR (trong 10 năm sử dụng máy ảnh Micro 4/3, tôi chỉ bị hỏng máy đúng 1 lần khi bị dính bão). Theo tôi, đây là một hệ thống máy ảnh có rất nhiều ưu điểm!
Một người săn ngà voi trái phép đang đem sản phẩm của mình đi bán. Chiếc ngà voi này nặng với 65kg và có trị giá lên tới $34,000! Chụp bằng máy Lumix GX8 với ống kính 12-35mm
Và đối với tôi, như vậy là quá đủ! Suốt 10 năm tôi sử dụng dòng máy này trong khi các đồng nghiệp vẫn cố gắng theo các dòng máy cao cấp hơn với cảm biến Full-frame. Tôi nghĩ rằng nếu như thể hiện được chất lượng ảnh của mình tốt, thì sẽ có người theo tôi, nhưng không, cấu hình máy ảnh đôi khi được coi trọng hơn thành phẩm.
Một người phụ nữ dạo bước tại trung tâm thành phố Bukhara lúc hoàng hôn. Chụp bằng máy Lumix GX9 với ống kính 12-35mm.
Và có lẽ đó chính là điểm yếu lớn nhất của dòng máy Micro 4/3, giới báo chí không muốn thử nên họ không biết rằng chúng tốt như thế nào. Thay vào đó, họ bỏ số tiền lớn ra để chạy theo công nghệ, chạy theo Full-frame vì đó là 'tiêu chuẩn', là những gì 'một nhà báo cần phải có'.
Một nữ sinh trẻ đang đợi xe bus để tới trường tại Yakutsk. Chup bằng máy GH2 với ống kính 20mm.
Vì là một hệ thống máy ảnh không gương lật, nên Micro 4/3 có rất nhiều lợi thế so với DSLR, trogn đó có tính nhỏ gọn, di động. Và các máy không gương lật Full-frame đã mất dần đi lợi thế này, khi mà máy càng ngày càng phải to ra, và các ống kính cũng không thể thiết kế nhỏ lại được. Trái lại, các máy M4/3 đều có thiết kế vừa vặn, cùng với đó là hệ thống ống kính khẩu độ lớn nhưng chỉ cầm lọt trong lòng bàn tay.
Các ống kính mới dành cho hệ thống S-line Full-frame mới của Panasonic
Tôi chúc cho Panasonic thành công trong 'thương vụ' Full-frame, và có thể cạnh tranh được với các hãng khác. Nhưng tôi thực sự muốn họ đừng bỏ quên 'đứa con' Micro 4/3, đây là một dòng máy rất tuyệt vời, nhưng bị 'vùi lấp' bởi những thông số, những lời quảng cáo của các hãng làm máy ảnh Full-frame mà thôi!
Về tác giả: Amos Chapple là phóng viên ảnh cho tạp chí Kiwi của New Zealand, hiện đang sinh sống tại châu Âu. Anh tham gia tờ báo này vào năm 2003, và sau đó 2 năm thì tham gia chương trình UNESCO World Heritage để chụp ảnh phóng sự trên toàn Thế giới. Bài viết này là ý kiến cá nhân của anh được đăng tải tại Petapixel.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming