Tới cuối ngày 22/9, tàu thám hiểm Pragyan và module đổ bộ Vikram của tàu du hành Chandrayaan-3 do Ấn Độ chế tạo vẫn chưa khởi động trở lại theo yêu cầu.
- Photon tối: Chìa khóa để làm sáng tỏ bí ẩn vật chất tối?
- Hóa thạch sống tôm khủng long ba mắt đang gây ra một 'cơn sốt' trong giới nghiên cứu!
- Kế hoạch Sao Hỏa của Elon Musk: Khám phá những điều chưa biết hay tìm kiếm lợi nhuận?
- Bí ẩn về hiện tượng rãnh Mariana nuốt chửng 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm
- Tại sao lại có tận 1,2 tỷ con thỏ pika sinh sống trên cao nguyên cao nhất thế giới?
ISRO trước đó một ngày đã gửi các yêu cầu nhằm ‘đánh thức’ các thiết bị này để triển khai các nghiên cứu tiếp theo trên bề mặt Mặt Trăng.
Tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm bề mặt Pragyan là hai thành phần chính của tàu du hành Chandrayaan-3 mà Ấn Độ phóng lên không gian hồi tháng 7, hạ cánh xuống phần phía Nam của Mặt Trăng vào ngày 23/8.
Sau quãng thời gian "ngủ" khi bề mặt Mặt Trăng bước vào giai đoạn tối, hai thiết bị này được kỳ vọng sẽ hoạt động trở lại. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Vikram và Pragyan có thể sẽ không bao giờ có thể kích hoạt trở lại. ISRO vẫn chưa nhận được bất cứ tín hiệu nào từ hai thiết bị này vào tối 22/9. Các nỗ lực liên lạc vẫn đang được tiếp tục.
Giới khoa học từng cảnh báo rằng, cơ hội để khôi phục hoạt động cho tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan ở cực nam Mặt Trăng là rất mong manh. Cái lạnh cực độ vào ban đêm tại đây có thể xuống dưới âm 220 độ C, sẽ khiến các linh kiện điện tử bị đóng băng. Không phải ISRO không thể trang bị các tính năng nhằm làm ấm, giúp tái khởi động cho 2 thiết bị này, nhưng việc bổ sung các tính năng này sẽ làm phức tạp chương trình thám hiểm bề mặt Mặt Trăng.
Mục tiêu chính của chương trình Chandrayaan-3 là chứng minh Ấn Độ có thể thực hiện việc hạ cánh mềm trên Mặt Trăng. Tàu vũ trụ có thể được bảo vệ khỏi cái lạnh cực độ của không gian bằng nhiều cách. Ví dụ, người ta có thể bổ sung máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG), trong đó sự phân rã phóng xạ của Plutonium-238 sẽ giúp giải phóng nhiệt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"