Tay cầm PlayStation này có gì đặc biệt mà được rao bán với giá... 870 triệu đồng?

    Bình Minh,  

    Một chiếc tay cầm mà rất ít người có cơ hội được thấy tận mắt.

    Trước khi kỷ nguyên console 3D thực sự bắt đầu với Nintendo 64 và Sony PlayStation, Sony và Nintendo từng hợp tác sản xuất một số ít máy "Nintendo PlayStation". Và trong một cuộc đấu giá ngày 23/8, một chiếc tay cầm của dòng máy hiếm hoi này đã được bán với giá khủng 35.000 USD (khoảng 870 triệu đồng). 

    Được biết, hầu hết trong số 200 chiếc Nintendo PlayStation nguyên bản đã bị phá hủy, nên việc tìm thấy và bán đấu giá chiếc tay cầm này có thể trở thành một trong những lần giao dịch hiếm hoi và có giá trị lịch sử.

    Tay cầm PlayStation này có gì đặc biệt mà được rao bán với giá... 870 triệu đồng?- Ảnh 1.

    Vào tháng 2, một chiếc máy Nintendo PlayStation hoàn chỉnh được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm 350.000 USD và cuối cùng được bán với giá 360.000 USD vào tháng 3. Về cơ bản, nó giống như một phiên bản phức tạp của SNES (Super Nintendo Entertainment System). Điều này cũng dễ hiểu khi PlayStation ban đầu được dự định là một "SNES CD".

    May mắn thay cho ngành công nghiệp game, mối hợp tác giữa Nintendo và Sony đã gặp trục trặc. Ban đầu, thỏa thuận giữa hai công ty có thể đã trao cho Sony quyền lực quá lớn đối với các nhân vật và tài sản của Nintendo, điều mà Nintendo không hề ưa thích. Điều này dẫn đến việc Sony bị phản bội khi Nintendo hợp tác với Philips để phát triển hệ máy Philips CD-i. Sau đó, PlayStation trở thành thương hiệu riêng biệt, tách khỏi ảnh hưởng của Nintendo. 

    Tay cầm PlayStation này có gì đặc biệt mà được rao bán với giá... 870 triệu đồng?- Ảnh 2.

    ai

    Tay cầm PlayStation này có gì đặc biệt mà được rao bán với giá... 870 triệu đồng?- Ảnh 3.

    Một chiếc "Nintendo PlayStation" hiếm hoi còn tồn tại (ảnh: Engadget)


    Mặc dù cả hai console Sony PlayStation và Nintendo 64 đều có phần cứng ấn tượng riêng, nhưng PlayStation, với đĩa CD làm phương tiện lưu trữ, đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các game nhập vai và những tựa game có quy mô lớn. Trong khi đó, băng cartridge của N64 vừa giới hạn dung lượng lưu trữ vừa đắt đỏ hơn.

    Sự tồn tại của Nintendo PlayStation, cùng với thiết bị mở rộng Nintendo 64DD chỉ ra mắt tại Nhật Bản, cho thấy Nintendo đã hiểu rõ những nhược điểm của việc sử dụng cartridge từ rất sớm. Mặc dù Nintendo chưa hoàn toàn chuyển sang đĩa cho console cho đến khi ra mắt GameCube vào năm 2001, sự xuất hiện của Nintendo PlayStation đã đánh dấu thời điểm Nintendo bắt đầu tiếp cận với việc chơi game trên đĩa từ năm 1992.

    Với lịch sử của dự án Nintendo PlayStation, những mức giá đấu giá ngất ngưởng này dần trở nên hợp lý hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyên bạn nên cố tìm những game hay nhất của Nintendo PlayStation, bởi chẳng có game nào từng được phát triển cho máy này cả. Thay vào đó, bạn có thể tận hưởng ngành công nghiệp game 3D hiện đại đã phát triển rực rỡ như ngày nay.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ