Telegram có an toàn không?

    Hoài Giang,  

    Được thành lập vào năm 2013, Telegram hiện là ứng dụng nhắn tin lớn thứ ba thế giới với hơn 800 triệu người dùng.

    Telegram cũng nổi tiếng vì sẵn sàng thử nghiệm các tính năng mới và một số trong chúng đã được các "đối thủ" tái áp dụng ví dụ như một số tính năng của WhatsApp cũng đã từng được thử nghiệm trên Telegram.

    Mặc dù không phải là ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Mỹ, Telegram lại là một cái tên quen thuộc đối với những người ở các nước khác bao gồm Ấn Độ, Brazil và Malaysia và lý do cho sự phổ biến này là khả năng tùy chỉnh và truy cập ứng dụng.

    Khi Telegram trở nên phổ biến hơn, xuất hiện một câu hỏi là ứng dụng này an toàn đến mức nào?

    Mặc dù câu trả lời nhanh là có, nhưng vẫn còn một số điều chúng ta cần quan tâm.

    Mã hóa đầu cuối (E2EE)

    Một câu hỏi thường trực của người dùng các ứng dụng nhắn tin là các tin nhắn của mình có thể bị một ai đó đang điều hành ứng dụng đó đọc được hay không? 

    Và Mã hóa đầu cuối (E2EE) được sinh ra để giải quyết vấn đề này.

    Telegram có an toàn không?- Ảnh 1.

    Giải thích dễ hiểu nhất thì E2EE là giải pháp mã hóa chỉ hoạt động trên 2 thiết bị của người gửi và người nhận.

    Nhiều ứng dụng nhắn tin sử dụng E2EE, bao gồm cả Telegram. Nhưng một trong những tính năng tốt nhất của Telegram là bạn có thể truy cập các cuộc trò chuyện nhanh chóng trên nhiều thiết bị - thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng với các ứng dụng khác.

    Và lý do cho sự khác biệt này là vì các cuộc trò chuyện của bạn không thực sự được Telegram đặt E2EE theo mặc định.

    Không giống như E2EE truyền thống, khóa giải mã được lưu trữ trên máy chủ của Telegram chứ không phải trên thiết bị và đây là lý do tại sao có vẻ rất nhanh khi chuyển đổi giữa các thiết bị.

    Điều này có nghĩa là vẫn có nguy cơ dữ liệu mà cụ thể là các cuộc trò chuyện được lưu trữ trong máy chủ của Telegram bị rò rỉ và bị ai đó mở mã hóa.

    Telegram có an toàn không?- Ảnh 2.

    Trò chuyện bí mật

    Telegram cũng đã có một giải pháp để ngăn điều này và đó là tính năng "Secret Chat" (Trò chuyện bí mật) với những người liên hệ nhất định.

    Bạn cũng có thể đặt bộ hẹn giờ tự hủy tin nhắn ở cả hai đầu trong thời gian từ một giây đến một tuần.

    Các bảo mật bổ sung này có một nhược điểm đó là các cuộc trò chuyện bí mật của bạn trên Telegram dành riêng cho từng thiết bị và không thể truy cập được bằng thiết bị khác đăng nhập vào cùng một tài khoản.

    Ngoài ra thì tùy thuộc vào khung thời gian bạn đã đặt có thể là 6 tháng theo mặc định hoặc nhiều hơn theo tùy chọn, tài khoản Telegram của bạn sẽ tự động bị xóa nếu bạn không mở ứng dụng.

    Cảnh giác với bot

    Giống như Facebook Messenger, bạn có thể sử dụng các bot trên Telegram để tìm nạp thông tin cập nhật thời tiết. lên lịch gửi tin nhắn hoặc quản lý danh sách việc cần làm...

    Mặc dù khá hữu ích nhưng các bot này có quyền truy cập vào tin nhắn bạn gửi cho chúng, và đó là lý do tại sao Telegram cảnh báo người dùng chỉ tương tác và chia sẻ thông tin với bot đến từ những tổ chức đáng tin cậy.

    Telegram có an toàn không?- Ảnh 3.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ