Tên lửa Falcon 9 của SpaceX vừa thực hiện thành công một sứ mệnh bí mật cho chính phủ Mỹ và hạ cánh an toàn
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX vừa vận chuyển thành công một thiết bị bí mật mang tên Zuma của chính phủ Mỹ vào quỹ đạo Trái Đất sau đó trở về và hạ cánh an toàn.
Trong lần phóng đầu tiên của năm 2018, tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã thực hiện một sứ mệnh bí mật cho chính phủ Mỹ. Cụ thể, tên lửa mang theo Zuma đã cất cánh từ căn cứ Cape Canaveral, Florida vào 8 giờ tối ngày Chủ nhật vừa qua (theo giờ địa phương).
Chỉ 8 phút sau, tầng đầu tiên của Falcon 9 đã trở về và hạ cánh an toàn xuống bãi đỗ ở Cape. Quá trình hạ cánh gây ra một tiếng động lớn, đánh động cả Orlando.
Sứ mệnh này đã bị trì hoãn từ năm 2017, một năm kỷ lục của SpaceX khi họ 18 lần phóng thành công tên lửa. Ngoài ra, sứ mệnh Zuma cũng đánh dấu lần hạ cánh thành công thứ 21 của SpaceX.
Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn chưa biết mục tiêu của sứ mệnh Zuma và chính xác những thiết bị mà Falcon 9 vừa đưa lên quỹ đạo Trái Đất.
Hồi tháng 9, phát ngôn viên của hãng hàng không và quốc phòng Northrop Grumman tiết lộ rằng chính phủ yêu cầu họ mua một chiếc Falcon 9 để phóng Zuma. Ngoài ra, người phát ngôn này còn nói Zuma sẽ hướng tới quỹ đạo thấp của Trái Đất. Việc Falcon 9 của SpaceX hạ cánh trên đất liền cũng cho thấy Zuma sẽ chỉ được phóng tới một độ cao hạn chế.
SpaceX thường sử dụng bãi đỗ tự động trên biển để hạ cánh tên lửa Falcon 9 nếu nó vận chuyển hàng có trọng tải lớn lên quỹ đạo thấp hoặc hàng có trọng tải thấp lên quỹ đạo cao hơn bởi những lần phóng ấy cần rất nhiều nhiên liệu.
Mặc dù không biết Zuma mang những thiết bị gì lên quỹ đạo Trái Đất nhưng hai sứ mệnh gần đây cho thấy nó có thể là một nhiệm vụ tối mật. Trước đó, tại thời điểm phóng, nhiệm vụ của sứ mệnh PAN và CLIO không hề được tiết lộ. Nhưng sau này, theo Spaceflight Now, sứ mệnh PAN có nhiệm vụ thu thập thông tin ở Trung Đông cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.
Theo Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"