Thành công đầy gian nan của tỷ phú từng bỏ học cấp 3 nay trở thành Steve Jobs của Hàn Quốc
Hyuk là nhà sáng lập công ty game hàng đầu Hàn Quốc, có tên Netmarble. Ông từng nhiều lần được nhắc tới trong tạp chí Forbes của Mỹ. Đặc biệt,Hyuk còn được báo chí ví von là "Steve Jobs của Hàn Quốc" khi cả hai đều từng rời bỏ công ty của mình rồi quay trở lại cứu công ty khỏi bờ vực phá sản.
Công ty phát triển game Netmarble của Bang Jun-Hyuk mới đây đã có một đợt phát hành cổ phiếu (IPO) đầy thành công khi huy động được 2,3 tỷ USD, và đạt mức giá trị vốn hóa 11,8 tỷ USD, lớn hơn cả mức vốn hóa của tập đoàn điện tử LG và trở thành công ty giá trị nhất trong ngành game Hàn Quốc.
Trong khi các tập đoàn lớn như Samsung và Hyundai đang tập trung sản xuất chế tạo lâu dài, Bang đã sớm giành quyền phát triển nội dung trò chơi cho smartphone, gây dựng lại công ty mà ông thành lập năm 2000 - khi chỉ có vỏn vẹn 8 nhân viên làm việc tại Lineage 2 Revolution và MARVEL Future Fight. Vào năm 2014, Netmarble bán lại khoảng 25% cổ phần của hãng cho tập đoàn Tencent (Trung Quốc) với giá 500 triệu USD, đánh dấu khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ngành công nghiệp nội dung của Hàn Quốc.
Anthea Lai, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, cho biết: “Khả năng của Bang trong việc xây dựng quan hệ đối tác với các gã khổng lồ như Tencent là chìa khóa dẫn tới thành công của Netmarble. Bang đã chứng tỏ được giác quan thị trường và khả năng lãnh đạo của ông ấy trong việc vực dậy Netmarble”.
Bang Jun-Hyuk hiện đang nắm giữ 24,5% cổ phần của Netmarble, tương đương khoảng 2,9 tỷ USD, theo tính toán của Bloomber. Ông cũng là một trong 3 cổ đông lớn nhất của Netmarble, cùng với 2 tập đoàn Tencent (Trung Quốc) và CJ E&M (Hàn Quốc).
Là một nhà phát hành cũng như một nhà phát triển game, Netmarble tham gia vào nhiều công đoạn của ngành công nghiệp trò chơi bao gồm quảng cáo, tiếp thị và phân phối các game của hãng và bên thứ ba. Với số tiền thu được từ IPO, Netmarble còn đang tìm kiếm các thương vụ M&A tại nước ngoài. Ở một quốc gia như Hàn Quốc, nơi mà 10 đại tập đoàn lớn nhất cùng nhau nắm giữ hơn 1/4 tổng tài sản doanh nghiệp cả nước, sự trỗi dậy của một công ty chỉ có 3.000 nhân viên như Netmarble được xem là dấu hiệu cho sự thay đổi về cơ cấu kinh tế cũng như văn hóa doanh nghiệp.
Người đàn ông 49 tuổi này không được đi học đại học, ông được mọi người biết đến như là Steve Jobs của Hàn Quốc, vì ông đã quay trở lại xây dựng công ty sau 2 lần thất bại thảm hại. Được Bang thành lập vào năm 2000 với số vốn ban đầu là 88.000 USD và vỏn vẹn 8 nhân viên, Netmarble đã phát triển khá nhanh chóng và trở thành một trong những công ty game thành công nhất Hàn Quốc vào giữa thập niên. Tuy nhiên, đến năm 2006 thì Bang rời công ty vì lý do sức khỏe, bán lại một số cổ phần cho tập đoàn CJ, cũng như mua lại cổ phần trong một chuỗi cửa hàng cà phê.
Netmarble đã rơi vào khó khăn khi Bang rời đi, do các trò chơi của hãng không còn thu hút được người chơi, và bị thua lỗ hàng chục triệu USD. Bang trở lại vào năm 2011, tìm cách cứu lấy cái mà ông gọi là “chiếc tàu bị đắm” và chuyển hướng sang tập trung phát triển game cho smartphone. Ông dành ra hầu hết thời gian những năm đầu quay lại để thuyết phục các kỹ sư của công ty chuyển hướng sang phát triển game di động.
Việc so sánh với Jobs đôi khi hơi khập khiễng, bởi Bang cũng từng được gán cho một biệt danh đó là “kẻ tra tấn”. Ông không ngừng thúc ép nhân viên phải luôn làm việc không ngừng nghỉ. Trong nhiều năm liền, các kỹ sư phần mềm đã gọi trụ sở của Netmarble là “ngọn hải đăng” vì tòa nhà này luôn sáng đèn khi mọi người xung quanh đã tắt đèn đi ngủ. Văn hóa làm việc 24/7 phản ánh tư duy của người sáng lập, Bang đã nhấn mạnh rằng làm việc chăm chỉ là cách duy nhất mà một người không có quan hệ hay chưa từng đi học ở một ngôi trường danh giá có thể thành công trong xã hội Hàn Quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trên tay iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max vừa ra mắt: Màu vàng sa mạc, viền màn hình mỏng kỷ lục, nút chụp ảnh chuyên nghiệp nhưng 1 tính năng quan trọng chưa dùng được ở Việt Nam
iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max không chứng kiến một sự lột xác, nhưng vẫn mang đến nhiều nâng cấp đáng chú ý.
Trên tay Apple AirPods 4 và AirPods Max: Bản thường cũng có ANC, bản Pro thêm tính năng trợ thính, bản Max nâng cấp nhẹ