(Tổ Quốc) - Các nhà khảo cổ học ở Đức đã khai quật được một thanh kiếm trong một ngôi mộ niên đại vào cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên.
- Du lịch không gian xưa rồi, một công ty vừa triển khai nhà máy đầu tiên trên vũ trụ
- Giao diện não bộ - cột sống kết hợp machine learning giúp chàng trai liệt 12 năm lấy lại khả năng đi bộ
- Ai kiểm soát tương lai của AI?
- Người phụ nữ bất ngờ có thêm giác quan mới sau khi bị sét đánh
- Loài bọ cạp biển dài 2 mét đã tuyệt chủng bất ngờ được phát hiện ở Úc
Thanh kiếm 3.000 năm tuổi, được phát hiện tại thị trấn Nördlingen ở Bavaria, được tìm thấy trong ngôi mộ của một người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Có vẻ như 3 người này này được chôn liền nhau, nhưng không rõ họ có liên quan đến nhau hay không, theo một tuyên bố của Văn phòng Bảo vệ Di tích Bang Bavaria (Đức) đưa ra hôm thứ Tư (14/6).
Đáng chú ý, thanh kiếm khi được khai quật vẫn được bảo quản rất tốt, tới mức "gần như vẫn tỏa sáng", theo tuyên bố được các nhà khảo cổ đưa ra. Có chuôi hình bát giác được trang trí công phu được chế tác từ đồng, thanh kiếm hiện có màu xanh lục sau khi được khai quật, do đồng là một kim loại bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí và nước.
Các nhà khảo cổ xác định niên đại của thanh kiếm là vào cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên. Nhóm nghiên cứu cho biết những khai quật về kiếm từ thời kỳ và khu vực này là rất hiếm, vì nhiều ngôi mộ thời kỳ đồ đồng giữa đã bị cướp phá trong hàng thiên niên kỷ.
Theo các chuyên gia, chỉ những thợ rèn lành nghề mới có thể tạo ra những thanh kiếm hình bát giác như vậy. Tay cầm, có hai đinh tán, được đúc trên lưỡi kiếm theo một kỹ thuật được gọi là đúc lớp phủ. Tuy nhiên, lưỡi kiếm không có bất kỳ vết cắt hoặc dấu hiệu mài mòn nào có thể nhìn thấy được, cho thấy rằng nó có mục đích dùng trong nghi lễ hoặc sử dụng làm biểu tượng. Mặc dù vậy, thanh kiếm có thể dễ dàng được sử dụng như một vũ khí vì trọng tâm ở đầu trước của thanh kiếm cho thấy rằng nó có thể chém đối thủ một cách hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu biết về hai khu vực sản xuất kiếm hình bát giác ở Đức. Theo tuyên bố, một khu vực, một khu vực địa phương, ở miền nam nước Đức, trong khi khu vực kia đến từ miền bắc nước Đức và Đan Mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa làm rõ được nguồn gốc thanh kiếm vừa được khai quật được đúc ở đâu.
Mathias Pfeil, người đứng đầu Văn phòng Bảo vệ Di tích Bang Bavaria, người có liên quan đến việc bảo tồn thanh kiếm, cho biết: "Thanh kiếm và nơi chôn cất vẫn phải được kiểm tra để các nhà khảo cổ học của chúng tôi có thể phân loại chính xác hơn".
"Nhưng có thể nói rằng, một phát hiện như thế này là rất hiếm", ông nói.
Tham khảo Live Science
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android