Thanh niên Trung Quốc đang thi nhau đo nhịp tim cho cuộn giấy vệ sinh và nhiều thứ khác nữa

    Long.J,  

    Mi Band 3, Apple Watch Series 4 cùng một số loại vòng tay sức khỏe khác đều báo nhịp tim dù được đeo lên cuộn giấy vệ sinh...

    Cuộn giấy vệ sinh có nhịp tim không? Rõ ràng là không! Thế nhưng, fitness band của Xiaomi lại báo nhịp tim khi được cuốn quanh cuộn giấy vệ sinh.

    Mới đây, nhiều người dùng Weibo đã tranh luận sôi nổi về hiện tượng này, vô số bức ảnh chụp Xiaomi Mi Band 3 đeo trên cuộn giấy vệ sinh đã được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội này. Và từ lúc nào không biết, nó biến thành trào lưu.

    Những cây viết đến từ trang tin Abacus đã sắm một chiếc Mi Band 3, đeo nó vào cuộn giấy vệ sinh để kiểm chứng và... đúng thế thật.

    Thanh niên Trung Quốc đang thi nhau đo nhịp tim cho cuộn giấy vệ sinh và nhiều thứ khác nữa

    Dù vậy, nó chỉ hiện kết quả trong 1/4 số lần thử nghiệm. Sau khi đeo lên cả những vật hình trụ tròn như cái cốc, quả chuối.... Mi Band 3 cho kết quả nhịp tim từ 59 - 88bpm. Tóm lại, thiết bị theo dõi sức khỏe của con người cho thấy quả chuối và cái cốc có nhịp tim cao hơn giấy vệ sinh.

    Thanh niên Trung Quốc đang thi nhau đo nhịp tim cho cuộn giấy vệ sinh và nhiều thứ khác nữa - Ảnh 2.

    Xiaomi Mi Band 3 cho thấy cuộn giấy vệ sinh có nhịp tim hơi... thấp, chỉ 59bpm

    Không chỉ thiết bị của Xiaomi, họ đã làm cách tương tự với Apple Watch Series 4 và Ticwatch, smartwatch chạy hệ điều hành Android Wear - Cả hai đều báo nhịp tim khi đeo vào những thứ... không có tim. Với quả chuối, Apple Watch đo được 33bpm, Ticwatch đo cái cốc ra 130bpm.

    Thanh niên Trung Quốc đang thi nhau đo nhịp tim cho cuộn giấy vệ sinh và nhiều thứ khác nữa - Ảnh 3.

    Apple ơi là Apple, không rõ đo quả Táo sẽ ra bao nhiêu đây?

    Thanh niên Trung Quốc đang thi nhau đo nhịp tim cho cuộn giấy vệ sinh và nhiều thứ khác nữa - Ảnh 4.

    Ticwatch đo cái cốc ra 130bpm

    Sao lại thế?

    Cả 3 thiết bị đeo thông minh: Xiaomi Mi Band 3, Apple Watch Series 4 và Ticwatch - đo nhịp tim bằng cách chiếu tia sáng màu xanh lá cây vào cổ tay người dùng.

    Máu hấp thụ ánh sáng xanh, vì vậy khi máu chảy nhanh hơn, nó hấp thụ nhiều ánh sáng xanh hơn. Quá trình này được gọi là photoplethysmography (PPG - theo cách gọi của Apple). Đó là nguyên lý chung khá đơn giản để phát hiện tim của người dùng đập nhanh như thế nào, bao nhiêu nhịp trên phút (bpm)

    Khi được hỏi, Xiaomi vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức. Thay vào đó, một người phát ngôn chỉ ra vấn đề tương tự trên trang hỏi đáp Zhihu, rằng quá trình phản xạ ánh sáng xanh trên một số vật thể có thể khiến cảm biến gặp nhầm lẫn dẫn đến sai lệch.

    Rõ ràng, bề mặt quả chuối và cái cốc sẽ phản xạ ánh sáng tốt hơn giấy vệ sinh, nên hiển thị kết quả nhịp tim lớn hơn là điều dễ hiểu. Vả lại, những thiết bị smartwear này được thiết kế để đeo lên tay người, chứ không phải mấy thứ kể trên. Vậy nên hãy cứ yên tâm...

    Theo Abacus

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ