Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: Suốt 600 năm không có lấy một giọt mưa, sấm chớp là thứ xa xỉ đến nỗi làm nhà cũng chẳng cần lợp mái!

    L.T, Theo Pháp luật & Bạn đọc 

    Người dân ở "thành phố không mưa" chẳng bao giờ phải mua áo mưa, hay ô dù.

    Lima là thủ đô của nước Cộng hòa Peru, phía Tây vùng Nam Mỹ. Thành phố này cũng bình thường như nhiều nơi khác trên thế giới, ngoại trừ một đặc điểm vô cùng kỳ lạ ở thời tiết. Lima là nơi có lượng mưa ít nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới mỗi năm nên còn được gọi với cái tên "thành phố không mưa".

    Ở đây cũng không hề có sấm chớp, không có băng, tuyết hay bão to gió lớn. Thật là một điều đáng kinh ngạc, thậm chí chưa từng thấy!

    Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: Suốt 600 năm không có lấy một giọt mưa, sấm chớp là thứ xa xỉ đến nỗi làm nhà cũng chẳng cần lợp mái! - Ảnh 1.

    Chính vì quanh năm suốt tháng chẳng có lấy giọt mưa nên người dân Lima không bao giờ phải mua áo mưa, hay ô dù. Và một điểm đặc biệt nữa là ở thành phố này không cần làm cống thoát nước mưa vì có mưa đâu mà lo ngập lụt.

    Đa số các tòa nhà dân cư trong thành phố được gọi với cái tên "nhà Adobe". Vài ngôi nhà chỉ đơn giản được làm bằng bìa cứng, và một số ngôi nhà thậm chí không có mái che.

    Điều gì làm nên "thành phố không mưa" như vậy?

    Lima là thành phố lớn thứ hai ở Nam Mỹ với khoảng 8 triệu dân. Đây được xem là trung tâm văn hoá, công nghiệp, tài chính và giao thông của Peru, nằm tại vùng thung lũng bao quanh cửa sông Chillón, sông Rímac và sông Lurín. Công trình kiến trúc công giáo nổi tiếng bao gồm nhà thờ lớn vào thế kỷ XVI.

    Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: Suốt 600 năm không có lấy một giọt mưa, sấm chớp là thứ xa xỉ đến nỗi làm nhà cũng chẳng cần lợp mái! - Ảnh 2.

    Thành phố Lima mang đậm nét văn hóa Tây Ban Nha, với nhiều công trình kiến trúc Công giáo nổi tiếng, bao gồm nhà thờ lớn xây vào thế kỷ XVI hay trường Đại học Quốc gia Saint Marcos.

    Suốt 600 năm qua, Lima gần như không có mưa, đến nỗi mà, nhiều người dân chưa từng thấy mưa trong suốt cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ đâu?

    Theo giải thích của các chuyên gia khí tượng thủy văn, nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lý của Lima. Thành phố này nằm ở sườn đông của dãy núi Andes, ngọn núi cao nhất Nam Mỹ. Luồng không khí chìm xuống, hướng gió cơ bản thổi hướng song song với mực nước biển. Không khí ven biển tiếp xúc với mặt nước lạnh, bị dòng khí lạnh chặn lại nên không thể ngưng tụ thành các đám mây vũ tích.

    Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: Suốt 600 năm không có lấy một giọt mưa, sấm chớp là thứ xa xỉ đến nỗi làm nhà cũng chẳng cần lợp mái! - Ảnh 3.

    Vì vậy, không thể gây mưa. hơi nước chỉ có thể tạo thành sương mù. Chính vì điều này, thành phố Lima không hề bị khô hạn, ngược lại rất ẩm ướt do có lượng hơi nước lớn. Không có mưa nhưng bù lại thời tiết ở đây lại mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Nhiệt độ lạnh nhất chỉ khoảng 16 độ C, nóng nhất không vượt quá 23 độ C, 4 mùa đều như mùa xuân. Chính vì vậy mà thảm thực vật ở đây vẫn phong phú, xanh tốt.

    Nếu có "mưa" thì cảnh mưa ở thành phố Lima cũng thật ấn tượng. Mưa không rơi xuống từng hạt, từng cơn, mà chỉ là lượng lớn sương mù bao phủ khắp thành phố, đọng lại trên nền đất ẩm ướt.

    Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: Suốt 600 năm không có lấy một giọt mưa, sấm chớp là thứ xa xỉ đến nỗi làm nhà cũng chẳng cần lợp mái! - Ảnh 4.

    Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: Suốt 600 năm không có lấy một giọt mưa, sấm chớp là thứ xa xỉ đến nỗi làm nhà cũng chẳng cần lợp mái! - Ảnh 5.

    Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: Suốt 600 năm không có lấy một giọt mưa, sấm chớp là thứ xa xỉ đến nỗi làm nhà cũng chẳng cần lợp mái! - Ảnh 6.

    Không mưa thì lấy nước ở đâu mà sống?

    Lượng mưa của Lima thậm chí còn ít hơn cả lượng mưa trung bình ở sa mạc Sahara - một trong những vùng đất khô hạn nhất thế giới. Không có mưa nhưng người dân Lima vẫn sinh hoạt bình thường nhờ nguồn nước từ sông Aprikh hình thành do sự tan chảy băng tuyết ở dãy núi Andes.

    Do gần biển lại có con sông Remark nên thành phố có nguồn nước ngầm dồi dào, không xảy ra tình trạng thiếu nước hay hạn hán. Không chỉ đủ nước sinh hoạt, nguồn nước còn cung cấp cho thảm thực vật tươi tốt.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày