Tháp hút sương mù, lọc không khí thành kim cương của Trung Quốc sẽ tiếp tục được sản xuất thêm vào cuối năm nay
Những tháp hút và lọc sương mù có lối kiến trúc đẹp mắt này tại Trung Quốc chắc chắn sẽ tạo niềm cảm hứng cho nhiều công nghệ ứng dụng bảo vệ môi trường trong tương lai.
Dự án tháp hút sương mù được công bố mới đây là dự án hợp tác giữa họa sỹ Daan Roosegaarde và công ty công nghệ môi trường Film Method Works. Mục đích ra đời tháp hút sương mù này nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh.
Tháp hút sương mù này gần đây đã được lắp đặt thử nghiệm tại TP. Liên Linh, Đại Liên để phục vụ cho hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Dalian Summer Davos 2017.
Thiết kế tháp hút này là tác phẩm của họa sỹ Hà Lan Daan Roosegaarde và là sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và công nghệ mới giúp cải thiện chất lượng không khí. Tháp hút bụi, sương mù này cao 7 mét và có khả năng lọc tới 75% các hạt bụi PM2.5 và PM10 trong không khí. Mỗi giờ cỗ máy này có thể cung cấp 30 ngàn mét khối không khí sạch cho môi trường xung quanh.
Điều thú vị ở chỗ, những nhà thiết kế và sản xuất ra cỗ máy này mong muốn có thể sử dụng chính các hạt bụi, sương mù để tạo ra kim cương.
Daan Roosegaarde cho biết, ông rất hy vọng sáng kiến tháp hút bụi, sương mù này có thể khuyến khích trẻ em và mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời, đồng thời giảm ô nhiễm không khí trong toàn thành phố về lâu dài.
Thời điểm tháp được giới thiệu tại TP. Bắc Kinh vào năm 2016, đã có nhiều đánh giá từ phía các cơ quan chức năng, trong đó có Diễn đàn báo chí môi trường Trung Quốc (CFEJ) về khả năng lọc bụi và ô nhiễm của tháp trong thành phố. CFEJ khẳng định, tháp không đáng tin cậy và không đáp ứng được khả năng lọc bụi, sương mù ngay lập tức như các tiêu chuẩn đã được WHO đưa ra.
Tuy nhiên, Roosegaarde đã thử nghiệm lại chức năng của tháp tại ĐH. Công nghệ Eindhoven, Hà lan mới đây và kết luận, tháp hoàn toàn có khả năng thu giữ và loại 70% bụi PM10 và 50% hạt bụi PM2.5 tuy nhiên phạm vi có thể hơi hẹp. Trong điều kiện hoàn hảo, tháp thậm chí có thể tạo ra đường kính lọc bụi lên tới 10 mét.
Mặc dù, tác động từ dự án Smog Free Project không như kế hoạch ban đầu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa dự án đầy ý nghĩa này đã thất bại. Film Method Works vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu và sản xuất thêm các tháp hút bụi, sương mù này vào cuối năm nay.
Ngoài những câu hỏi còn bỏ ngỏ về khả năng lọc bụi, sương mù thực tế, Smog Free Project chắc chắn vẫn tạo nên một kiến trúc cảnh quan đầy sáng tạo và đẹp mắt, phù hợp để lắp đặt tại các địa điểm công cộng ở Trung Quốc.
Tham khảo Shanghaiist
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming