Thế hệ Y: Trưởng thành nghĩa là thu nhập ổn, sự nghiệp vững vàng và xếp hôn nhân ở vị trí ưu tiên cuối cùng
Trước, hôn nhân là bước đầu tiên của quá trình trưởng thành nhưng với thế hệ Y, nó thường là bước cuối cùng.
Một báo cáo của Philip Cohen, giáo sư xã hội học tại Đại học Maryland cho thấy áp lực kinh tế khiến người trẻ trì hoãn việc kết hôn, nhưng bên cạnh đó, việc có đủ nền tảng kinh tế cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ly hôn giảm đi không ít.
Một bài báo của tờ "NewYork Times" đã từng phân tích quan niệm về tình yêu và hôn nhân của thế hệ Y, sau nhiều phân tích, bài báo đã chỉ ra được một bức tranh như sau: mặc dù ngày nay người trẻ tỏ ra khá thoải mái với các mối quan hệ yêu đương nhưng khi nhắc đến mối quan hệ nghiêm túc lâu dài đến suốt đời, họ sẽ tỏ ra cẩn trọng, không lựa chọn vội vàng hay kết hôn quá sớm.
Nhà xã hội học Andrew Cherlin của Đại học Johns Hopkins gọi kiểu kết hôn này là "Capstone marriage", "capstone" là một hòn đá được sử dụng ở phía trên đỉnh của một bức tường hoặc một cấu trúc, ý muốn nói, ngày xưa hôn nhân là bước đầu của quá trình trưởng thành nhưng ngày nay nó lại thường là bước cuối cùng.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến người trẻ trì hoãn việc kết hôn đó là vấn đề kinh tế. Mọi người đều hi vọng có một cơ sở hôn nhân vững chắc, có vậy mới có thể duy trì cuộc sống hôn nhân một cách thuận lợi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi những người trẻ đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề kinh tế như học phí, tiền nhà… thì họ thường có xu hướng xem xét, cân nhắc lựa chọn giữa việc tiến tới một mối quan hệ và việc phát triển sự nghiệp.
Công ty dịch vụ tài chính Comet, bang Delaware, Mỹ đã tiến hành khảo sát với 364 thanh niên độc thân để kiểm chứng điều này. Kết quả cho thấy, nếu việc kết thúc một mối quan hệ đồng nghĩa với việc sự nghiệp có một bước tiến vô cùng lớn thì có 41% sẽ lựa chọn làm như vậy. Đồng thời, có khoảng 60% cho biết nếu như mối quan hệ yêu đương gây ảnh hưởng đến sự nghiệp thì họ sẽ lựa chọn từ bỏ mối quan hệ đó.
Ngoài ra, người được phỏng vấn cũng thừa nhận, nếu thu nhập của họ có sự đột phá thì họ bằng lòng độc thân thêm 8 năm hoặc trì hoãn kết hôn 7 năm nữa. Còn về việc tiền lương là bao nhiêu có thể khiến họ trì hoãn việc yêu đương thì số liệu cho thấy bình quân rơi vào 36000 USD, đối với việc trì hoãn kết hôn là 64000 USD và trì hoãn việc sinh con là 67000 USD. Điều đáng nói là mức tiền lương có thể khiến họ kết thúc một mối quan hệ lại chẳng cần quá nhiều, chỉ có 37000 USD.
Vấn đề kinh tế ở một mức độ nào đó có ảnh hưởng mang tính nền tảng đối với một mối quan hệ, nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởng tiêu cực lên mối quan hệ đó và thường bị xem là nhân tố khiến sự lãng mạn trong hôn nhân biến mất theo thời gian.
T.H.D, 25 tuổi và bạn trai của cô chính là một ví dụ điển hình. Bọn họ quen nhau khi tham gia vào một câu lạc bộ ở đại học, sau khi tốt nghiệp cùng nhau lên thành phố lập nghiệp. Quan hệ của họ rất ổn định nhưng lại chưa bao giờ tính đến chuyện kết hôn.
T.H.D nói rằng giá nhà ở thành phố quá cao, bọn họ chắc sẽ không ở đây lâu dài. Nhưng con đường sau này nên đi như nào thì cũng vẫn chưa biết. "Tôi không muốn trói buộc hai người quá sớm", cô ấy nói "như vậy có thể dẫn đến một loạt những vấn đề sau này".
Vẫn còn một vấn đề nữa đó T.H.D lo lắng rằng nếu bây giờ kết hôn sẽ khiến lãnh đạo nghĩ rằng cô sẽ sinh em bé trong vòng 2,3 năm tới, cô lúc đó chỉ vừa mới xin được vào công ty, không muốn bỏ lỡ mất cơ hội tốt như vậy.
"Đây là chuyện vô cùng thực tế", T.H.D nói, "nếu chúng tôi muốn kết hôn thì phải cần một nền tảng kinh kế vững chắc hơn nữa. Ngoài ra, chúng tôi đều không muốn bị hôn nhân ràng buộc quá sớm, tôi nói với bạn trai rồi, tôi còn muốn học cao hơn nữa, cũng muốn con đường sự nghiệp của mình sau này mang tính quốc tế hóa hơn, anh ấy cũng hiểu cho tôi".
Các chuyên gia nghiên cứu về quan hệ giữa các cá nhân cho biết, khoảng hơn chục năm trở lại đây, song song với việc ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm hơn thì thái độ thực tế, nghiêm túc của họ đối với hôn nhân, giống như trường hợp của T.H.D càng ngày càng trở nên phổ biến.
Trên thực tế, thế hệ Y ngày nay vô cùng coi trọng sự nghiệp, thu nhập và mong muốn tự mình thực hiện mọi thứ, so với thế hệ trước, họ có khuynh hướng muốn làm tốt, muốn ổn thỏa hết tất cả mọi việc trước khi bước vào một cuộc sống ổn định, thậm chí nếu bắt họ phải chọn lựa giữa sự nghiệp và tình yêu, họ cũng sẽ chẳng khó khăn gì mà không đưa ra quyết định cả.
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ rằng trên đời này có cái gì gọi là ổn định? Thế giới luôn thay đổi, xã hội xung quanh ta cũng luôn thay đổi, cái gọi là "ổn định" cũng chưa chắc đã tồn tại mãi mãi. Vững về kinh tế rồi mới đi đến hôn nhân, nhưng tiến tới hôn nhân rồi lại một loạt những vấn đề khác xảy ra. Câu hỏi là có đáng để phải lựa chọn từ bỏ một trong hai hay không? Đã bao giờ bạn nghĩ đến hướng dung hòa cả hai thứ? Đáp án ra sao, thiết nghĩ chỉ có bạn mới là người trả lời được.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"