Theo các nhà khoa học, nghỉ cuối tuần 3 tới 4 ngày mới là lý tưởng

    Dink,  

    Làm việc ít là lý tưởng nhưng ta chưa đạt được tới điểm đó.

    Ta sắp có một chuỗi nghỉ kéo dài ba ngày nhân dịp mùng 2 tháng 9 tới. Nhiều người cảm thấy rằng ba ngày cuối tuần mới đủ để xả hơi để bắt đầu tuần mới, nhiều người lại không tin vào đó và cho rằng nghỉ tận 3 ngày là sự lười biếng. Nhưng nếu mọi ngày cuối tuần đều kéo dài 3 hay thậm chí 4 ngày thì sao?

    Với những người nêu cao quan điểm của đạo đức làm việc thì hiển nhiên họ không cho là như vậy, sức khỏe và hạnh phúc đến trong công việc và sự bất diệt của lao động, chứ không phải việc giảm thiểu là hạnh phúc. Công việc chính là thứ làm ta mạnh khỏe hơn và hạnh phúc hơn.

    Chính lý tưởng đó đã là hợp thức hóa sự làm việc, và đó là thứ người ta sử dụng để lôi kéo những người không việc làm đi kiếm tiền, dù với lượng tiền bao nhiêu và phẩm chất công việc như thế nào.

    Tất nhiên là nó cũng ngăn cản cái ý tưởng làm việc ít đi, giải trí nhiều hơn. Nhưng chính việc làm việc ít đi ấy lại là điều căn bản cho một tiêu chuẩn cuộc sống tốt hơn.

    Cái giá phải trả cho việc làm việc nhiều hơn

    Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ta tiêu tốn nhiều hơn là nhận được khi làm việc nhiều tiếng đồng hồ, kết quả phân tích cho thấy cả thể chất và tinh thần đều bị tổn tại. Thậm chí, làm việc quá giờ còn gia tăng tỉ lệ bị đột quỵ, ảnh hưởng tới động mạch vành và phát triển bệnh tiểu đường type 2.

    Làm việc suốt ngày còn làm chúng ta mất đi khoảng thời gian quý báu với gia đình và bạn bè. Hơn thế nữa ta sẽ mất đi khả năng làm những thứ khiến cuộc sống giá trị hơn và khiến cuộc đời đáng sống hơn.

    Thường thì cuộc sống của cá nhân con người bị gắn liền với công việc tới mức ta còn quá ít thời gian và năng lượng để tìm ra một cách sống khác. Nói một cách ngắn gọn, tài năng và phẩm chất của một con người thường bị tước đi bởi chính những công việc mà ta làm.

    Công việc không làm chúng ta tự do hơn mà chúng bó buộc ta, làm ta khó nhận ra được bản thân mình hơn.

    Tất cả những điều này thể hiện rằng ta cần làm việc ít hơn, ta cần thực sự đối mặt với đạo đức làm việc để tìm ra một lối sống mới mà công việc không phải là thứ ta cần phải tập trung.

    Hơn nữa, nếu như việc giảm thiểu thời gian làm việc đồng nghĩa với việc xóa bỏ những công việc nặng nhọc (về cả thể chất và tinh thần) thì ta có thể nhìn nhận ra được lợi ích của công việc. Vì thế, việc thuyên giảm công việc không chỉ khiến ta làm việc tốt hơn, mà còn làm cho ta trân trọng cuộc sống hơn.

    Rào cản của việc giảm thiểu công việc

    Ta đã có những cải tiến, những đột phá của công nghệ tuyệt vời hơn bao giờ hết trong suốt chiều dài của thế kỷ qua, nhờ đó năng suất công việc cũng cao vọt. Nhưng không phải sự nhảy vọt của năng suất nhờ công nghệ ấy luôn đi kèm với việc con người làm việc ít hơn.

    Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thói quen người tiêu dùng đã tạo ra một thế lực không nhỏ ảnh hưởng tới việc làm việc quá thời gian. Chính những người đi làm ấy bị thúc đẩy mua sắm nhiều hơn và hệ quả tất yếu là họ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nó. Tất cả có thể chỉ để họ theo kịp đón đầu một xu hướng nào đó.

     Những công việc chất đống không thấy điểm dừng.

    Những công việc chất đống không thấy điểm dừng.

    Chúng ta cần thay đổi

    Cái giá phải trả cho việc làm thêm giờ, như đã nêu trên là khiến sức khỏe của người công nhân bị thuyên giảm. Kể cả với những nhà tuyển dụng, những người chủ, ho cũng phải trả những cái giá nhất định như giảm năng suất hay giảm lợi ích mà những người công nhân kia mang lại.

    Nhưng có vẻ là không ai để ý tới sự thuyên giảm này dù đã có nhiều bằng chứng.

    Những thử nghiệm về việc làm ít thời gian hơn bình thường vẫn có nhiều. Ví dụ như công ty quần áo Nhật Bản Uniqlo cho phép nhân viên của mình làm việc 4 ngày/tuần, kết quả của việc này là khả quan theo như những báo cáo của công ty.

    Với lịch thoải mái như vậy, công nhân sẽ được hưởng lợi ích từ một cuộc sống cân bằng giữa làm việc và giải lao.

     Liệu giải pháp của Uniqlo hiệu quả tới đâu?

    Liệu giải pháp của Uniqlo hiệu quả tới đâu?

    Nhưng nếu xem xét kĩ hơn, thì kế hoạch của Uniqlo cũng có mặt trái. Để đổi lại việc làm việc 4 ngày/tuần, nhân viên sẽ phải làm ca 10 tiếng trong những ngày phải đi làm, vậy là một tuần làm việc 40 tiếng sẽ bị dồn nhét vào hết trong khoảng thời gian 4 ngày.

    Đây không chỉ kéo dài ngày làm việc bình thường, nó còn giảm khả năng giải lao của một người lao động sau 4 ngày làm việc cực nhọc. Họ có thể mệt mỏi với lịch đó tới mức họ cần nguyên 1 ngày nghỉ ngơi, không thể làm gì khác để hồi phục sau ca làm việc vất vả.

    Trong trường hợp này thì chất lượng công việc cũng như cuộc sống lại có thể không được cái thiện chút nào.

    Và đáng tiếc là kế hoạch của Uniqlo lại cho ta thấy trở ngại rõ ràng của việc làm việc ít hơn. Chỉ khi ta giảm được số tiếng làm việc một tuần xuống 30 tiếng thì đó mới là sự tiến bộ thực sự.

     Hãy quý trọng những ngày giải lao dài trước khi bước vào một tuần làm việc nữa.

    Hãy quý trọng những ngày giải lao dài trước khi bước vào một tuần làm việc nữa.

    Để có thể có được một chuỗi ngày cuối tuần 3 hay con số hoàn hảo, theo nghiên cứu, là 4 ngày, thì chúng ta phải tưởng tượng ra một xã hội phá vỡ đạo đức làm việc kia. Ta phải chấp nhận được rằng làm việc ít hơn thì cuộc sống ta sẽ tốt lên hơn nhiều.

    Cuối tuần tới, ta có một ngày nghỉ kéo dài từ thứ Sáu cho tới Chủ Nhật, hãy cảm nhận nó và nhớ rằng đó có thể là cuộc sống mà ta có thể đã được hưởng, một cuộc sống mà ta nên nhắm tới. Làm việc ít là lý tưởng nhưng ta chưa đạt được tới điểm đó. Trong lúc đấu tranh và chờ đợi, ta hãy cứ tận hưởng những ngày nghỉ dài để cảm nhận được nếu như lý tưởng ấy trở thành sự thực.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ