Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người

    Đức Khương,  

    Là sự kết hợp của tâm lý học và khoa học, Thí nghiệm nhà tù Stanford đã biến những người bình thường thành "quái vật".

    Vào tháng 10 năm 2004, Trung sĩ Tham mưu Quân đội Hoa Kỳ Ivan Frederick đã phải đối mặt với vành móng ngựa. Anh ta là một trong những bị cáo trong vụ bê bối tra tấn khét tiếng diễn ra vào tháng 3 năm đó từ nhà tù Abu Ghraib của Iraq, và tòa án kết luận anh ta là tội phạm chiến tranh với những tội danh được đưa ra về việc tra tấn, lạm dụng tù nhân.

    Một trong những nhân chứng trong vụ án này đã đứng ra bảo vệ Frederick, và những lời nói của người này cũng được cho là một trong những lý do khiến Frederick chỉ phải nhận 8 năm cho tội ác của mình - là nhà tâm lý học Stanford Philip Zimbardo, người cho rằng hành động của Frederick không xuất phát từ bản chất tâm lý và tội ác, mà thay vào đó những hành động của anh ta chỉ là sự phục tùng mệnh lệnh.

    Zimbardo giải thích rằng, với hoàn cảnh phù hợp, hầu như bất kỳ ai cũng có thể hành động như cách mà Frederick đã làm tại nhà tù Abu Ghraib: đánh đập tù nhân khỏa thân, làm ô uế các vật phẩm tôn giáo của họ, và nhiều hành động trái thuần phong mỹ tục khác.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 1.

    Zimbardo cho rằng hành động của Frederick là kết quả có thể đoán trước được trong nhiệm vụ của anh ta, chứ không phải là hành động cô lập của một “kẻ gây rối” - "bad apple", vốn là cách tiếp cận của quân đội để đổ lỗi cho một số cá nhân nhất định.

    Tại tòa án quân sự, Zimbardo đã nói đến một số kiến thức chuyên môn nhất định về chủ đề lạm dụng tù nhân cũng như những minh chứng thực nghiệm vì chính ông đã từng tham gia vào một thí nghiệm về chủ đề này.

    Trong sáu ngày, từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 8 năm 1971, Zimbardo đã đóng vai là một “giám thị” của một nhà tù giả lập dưới tầng hầm của Hội trường Jordan của Đại học Stanford.

    Đây là một thí nghiệm với nỗ lực hiểu rõ hơn điều gì đã thúc đẩy sự tương tác của các tù nhân và lính canh của họ - thí nghiệm này được tài trợ bởi Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Những người tham gia nghiên cứu gồm có Zimbardo, nhóm nghiên cứu của ông và 24 nam sinh viên đại học. Các tình nguyện viên được chỉ định ngẫu nhiên làm "quản giáo" hoặc "tù nhân" trong một nhà tù giả lập thông qua việc tung đồng xu, với Zimbardo là giám thị. Và theo kế hoạch ban đầu, thí nghiệm này sẽ được diễn ra trong 2 tuần.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 2.

    Một tù nhân khỏa thân đứng sau song sắt trong cuộc thử nghiệm tại nhà tù Stanford.

    Dưới sự theo dõi của Zimbardo, thí nghiệm nhà tù Stanford trở thành một cuộc đấu tranh giữa những tù nhân đau khổ và những tên cai ngục tàn bạo, những người thích tra tấn tù nhân.

    Các kết quả đã được viết ra và lưu hành rộng rãi, khiến Zimbardo trở nên nổi tiếng trong suốt sự nghiệp của mình, đồng thời tiết lộ một điều rất đáng lo ngại, ẩn sâu trong tâm lý của con người.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford được bắt đầu như thế nào

    Một thập kỷ trước thí nghiệm nhà tù Stanford, vào năm 1961, nhà tâm lý học Yale Stanley Milgram đã thực hiện một thí nghiệm nhằm tìm hiểu xem một người bình thường có thể bị dụ thực hiện những tội ác dễ dàng như thế nào.

    Thí nghiệm Milgram phát hiện ra rằng mọi người có nhiều khả năng thực hiện các hành vi tàn bạo và vô nhân tính nếu họ có thể cảm thấy được cho phép bởi những người có quyền lực hay một số cơ quan có thẩm quyền được công nhận, mức độ sẵn sàng gây sốc điện của những người tham sẽ gia tăng lên khi họ cảm thấy rằng cơ quan có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với những hành động mà họ làm.

    Từ đó, có thể đưa đến kết luận rằng dưới sức ép từ mệnh lệnh của những người có quyền, và khi con người tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm thì họ có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 3.

    Một lính canh áp giải một tù nhân bị bịt mắt trong nhà tù.

    Thí nghiệm này đã chỉ ra con đường cho những nghiên cứu sâu hơn về hành vi tình huống. Mặc dù Philip Zimbardo không có mặt trong thí nghiệm Milgram, nhưng trong khoảng thời gian đó ông đã là sinh viên tâm lý học và theo học Yale cho đến năm 1960, và đến năm 1971, ông sẵn sàng đưa công việc của Milgram tiến thêm một bước nữa tại Stanford.

    Đó là khi Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ ủy nhiệm cho ông ta nghiên cứu về tâm lý của sự giam cầm và quyền lực tồn tại giữa lính canh và tù nhân cùng các bạn tù của họ. Zimbardo đã chấp nhận khoản trợ cấp này và bắt tay vào thực hiện thí nghiệm nhà tù Stanford ngay lập tức.

    Địa điểm được chọn để thử nghiệm là ở tầng hầm của Jordan Hall, trong khuôn viên Stanford. Ở đó, Zimbardo thiết lập bốn "phòng giam" bằng cách sử dụng các vách ngăn bên trong, cũng như "văn phòng quản giáo" và nhiều khu vực chung khác nhau cho các cai ngục sử dụng để giải trí. Ngoài ra còn có một tủ đựng chổi mà sau đó sẽ được sử dụng làm phòng biệt giam.

    Zimbardo tuyển chọn các tình nguyên viên trong thí nghiệm của mình bằng cách đặt một quảng cáo trên Nhật báo Stanford và hứa sẽ trả 15 đô la một ngày cho mỗi tình nguyện viên (tương đương với khoảng 95 đô la vào năm 2019).

    Zimbardo đã cẩn thận sàng lọc những tình nguyện viên tham gia vào thí nghiệm của mình. Bất kỳ ai có tiền án tiền sự, trẻ vị thành niên, đều bị từ chối tham gia, cũng như những người nộp đơn có lịch sử bạo lực, sử dụng chất gây nghiện, có vấn đề về tâm lý hay có bệnh tật cũng đều bị loại.

    Cuối cùng, Zimbardo đã tuyển chọn được 24 người đàn ông đang trong độ tuổi học đại học khỏe mạnh, những người không có xu hướng bạo lực hoặc các hành vi tiêu cực khác có thể phát hiện được. Không lâu trước khi thí nghiệm nhà tù Stanford bắt đầu, các đối tượng được phân công ngẫu nhiên vào nhóm tù nhân hoặc nhóm quản giáo.

    Vào đêm trước khi thử nghiệm, Zimbardo đã tổ chức một cuộc họp định hướng cho 12 quản giáo của mình. Ông đưa ra những chỉ dẫn chắc chắn về nhiệm vụ và giới hạn của họ: Các quản giáo sẽ được phân chia thành ba ca, mỗi ca sẽ kéo dài 8 tiếng để giám sát các tù nhân suốt ngày đêm.

    Những quản giáo sẽ được mặc quần áo Kaki màu nâu nhạt với phong cách của quân đội, đeo kính râm tráng gương và được trang bị dùi cui bằng gỗ như một biểu tượng của quyền lực. Tất cả các quản giáo đều được yêu cầu không được đánh hoặc ngược đãi thể chất các tù nhân, mặc dù họ được thông báo rằng họ có toàn quyền quyết định cách họ đối xử với 12 tù nhân dưới sự giám sát của họ.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 4.

    Cảnh sát Stanford còng tay tù nhân số 8612 trước khi vận chuyển anh ta đến nhà tù.

    Ngày hôm sau, các thành viên của Sở cảnh sát Palo Alto đã đến nhà của các tù nhân được chỉ định và bắt họ giam giữ. 12 người đàn ông đã được đưa vào nhà tù quận và khám xét, lấy dấu vân tay, và chụp ảnh.

    Cuối cùng, họ được vận chuyển đến khuôn viên Stanford và được hộ tống vào tầng hầm, nơi các lính canh đang đợi họ. Các tù nhân được phát những chiếc áo khoác không vừa vặn và được yêu cầu đội những chiếc mũ rộng. Mỗi người đều có một sợi xích quấn quanh mắt cá chân của mình để khiến họ giống với tù nhân thực tế nhất có thể. Họ được phân ba người vào một phòng giam và được thuyết giảng về các quy tắc với mục đích khiến cho các tù nhân cảm thấy phục tùng quản giáo, bao gồm cả số thứ tự được may trên áo khoác của họ; Các quản giáo chỉ được xưng hô với các tù nhân bằng những con số này, thay vì cho phép họ gọi tên tuổi của tù nhân.

    Vào cuối ngày đầu tiên của thí nghiệm nhà tù Stanford, cả hai bên quản giáo và tù nhân đã hoàn thành tốt các nội quy và bắt đầu hành động với nhau như thể họ là những quản giáo và tù nhân thật.

    Căng thẳng được hình thành

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 5.

    Các quản giáo bắt tù nhân nhắc lại số tù của họ để củng cố ý niệm rằng đây là danh tính mới, sau đó sử dụng chúng để quấy rối các tù nhân, ví dụ như bắt tù nhân chống đẩy nếu đọc sai số.

    Mặc dù cả hai bên đều đã hoàn thiện vai trò của mình và một số tù nhân dường như cảm thấy nhàm thì ngày đầu tiên của thí nghiệm nhà tù Stanford đã trôi qua ít nhiều một cách bình thường.

    Các tù nhân đôi khi bị lôi ra khỏi xà lim và bị khám xét, mặc dù họ không hề giấu giếm thứ gì trong người. Các quản giáo thường thô lỗ và trịch thượng. Vào đêm đầu tiên, quản giáo đã quyết định trừng phạt những tù nhân kém tuân thủ bằng cách lấy đi đệm của họ, buộc họ ngủ trên sàn nhà lạnh giá. Họ cũng làm gián đoạn giấc ngủ của các tù nhân bằng cách gây ồn ào trong khu vực chung của họ, nơi tiếp giáp với các phòng giam.

    Đến trưa ngày thứ hai, tù nhân số 8612 bắt đầu có dấu hiệu suy sụp. Anh ta bắt đầu la hét và nổi cơn thịnh nộ, chửi bới, giận dữ đến mức mất kiểm soát và đích thân Zimbardo phải vào cuộc để kiểm soát tình hình. Tù nhân này dường như không thể bình tĩnh trở lại và vì vậy anh ta đã được đưa ra khỏi phòng giam.

    Tuy nhiên trước khi tù nhân này được thả tự do, các quản giáo quyết định tổ chức một "phiên điều trần", trên thực tế là nhốt anh ta trong tủ đựng chổi, nơi đang làm nhiệm vụ như một khu biệt giam. Quá trình này sẽ được kéo dài nhằm tăng thêm ấn tượng rằng nhà tù là một tổ chức toàn năng, nơi các tù nhân thể nương tựa được vào ai.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 6.

    Như một hình thức trừng phạt trong thí nghiệm nhà tù Stanford, tù nhân có thể sẽ bị phạt cọ rửa nhà vệ sinh bằng tay không.

    Trong khi tù nhân số 8612 đang được xử lý, 11 tù nhân khác lại tỏ ra vô cùng kích động. Sự đối xử tùy tiện và tàn nhẫn của các quản giáo đã khiến các tù nhân từ chối tuân theo mệnh lệnh hoặc rời khỏi phòng giam của họ. Họ từ chối trả lời số của họ khi được gọi.

    Các tù nhân trong một phòng giam đã tự rào lại bằng cách kê một tấm đệm vào cửa. Vào buổi tối hôm đó, mọi thứ đã trở nên tồi tệ đến mức một số quản giáo, những người không có việc gì để làm khi về nhà sau khi tan ca đã tình nguyện ở lại làm thêm giờ và đàn áp cuộc nổi dậy của những tù nhân.

    Sau khi các nhân viên y tế quan sát thí nghiệm về nhà, các quản giáo đã tra tấn tù nhân bằng các xịt bình cứu hỏa và chuyển họ đến các phòng giam khác để tăng thêm sự đông đúc. Phòng giam trống sẽ được dành cho những tù nhân “tốt” không tham gia cuộc nổi dậy. Mặt khác, những kẻ cầm đầu trong cuộc nổi dậy sẽ được cảm nhận sự im lặng, cô đơn trong nhiều giờ.

    Các tù nhân trong các phòng giam thông thường không được phép sử dụng phòng tắm và thay vào đó họ được đưa cho những chiếc xô để vệ sinh. Ngày hôm sau, những quản giáo đã bắt các tù nhân phải đứng trong tư thế căng thẳng mà không mặc quần áo trong nhiều giờ liền.

    Quá nguy hiểm để tiếp tục

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 7.

    Vào ngày thứ ba của thí nghiệm nhà tù Stanford, mọi thứ nhanh chóng trở nên mất kiểm soát. Theo Zimbardo, khoảng một phần ba số cai ngục phát triển một cách tự phát các dấu hiệu của chủ nghĩa bạo dâm, họ liên tục phát minh ra các hình thức trừng phạt mới và khiến các cai ngục khác phải tuân theo khi những hình phạt này được áp dụng cho những tù nhân cứng đầu.

    Cả phía quản giáo và tù nhân - những người đã được giao vai trò của họ một cách ngẫu nhiên chỉ vài ngày trước đó - bắt đầu xác định rõ ràng được phe của mình và hành động tập thể. Sau một vài ngày, hầu hết các tù nhân đã cùng nhau tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi vô lý, trong khi các cai ngục thì ngày càng ở lại tăng ca nhiều hơn và ngày càng trở nên hoang tưởng.

    Khi có tin đồn về việc tù nhân số 8612 sẽ trở lại cùng bạn bè của mình để phá ngục, giải cứu cho các tù nhân thì Zimbardo đã ra lệnh tháo dỡ nhà tù dưới tầng hầm và chuyển lên tầng trên, trong khi đó ông ta lại chờ đợi một mình dưới tầng hầm và chờ đợi tù nhân số 8612 đến. Tuy nhiên tin đồn thì vẫn chỉ là tin đồn và chẳng có một ai xuất hiện cả.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 8.

    Philip Zimbardo đợi một mình trong tầng hầm của Jordan Hall.

    Đến thời điểm này, Zimbardo đã hoàn toàn đắm mình trong cuộc thử nghiệm. Zimbardo thấy mình trở nên tò mò kinh khủng về việc thử nghiệm đang diễn ra như thế nào vào mọi lúc và những phát triển mới vào ngày mai sẽ ra sao. Như sau này ông đã thừa nhận rằng nếu bản thân trực tiếp tham gia vào thí nghiệm với vai trò là quản giáo, có lẽ ông sẽ không thể duy trì được sự khách quan.

    Vào ngày thứ tư, khi một số tù nhân đang muốn tự tử và dường như không còn đủ tỉnh táo để nhận thức được cuộc đời thật của mình như thế nào - các tù nhân đã nội tâm hóa vai trò của họ, Zimbardo nghĩ rằng tình huống này rất thú vị và đã đưa cho bạn gái của mình xem- Christina Maslach, 26 tuổi, một sinh viên tốt nghiệp tâm lý học, tuy nhiên cô đã cảm thấy vô cùng kinh hoàng trước những gì được nhìn thấy.

    Và chính những lời nói của Christina Maslach đã kéo Zimbardo ra khỏi sự đắm chìm trong thí nghiệm này. Vì vậy, vào ngày thứ sáu của thí nghiệm nhà tù Stanford, Zimbardo tuyên bố chấm dứt hoạt động - trước sự thất vọng của các quản ngục.

    Di sản của thí nghiệm nhà tù Stanford

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 9.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford ngay lập tức trở thành một tác phẩm kinh điển về tâm lý con người và động lực học quyền lực. Có lẽ phát hiện đáng kinh ngạc nhất là những người tham gia nghiên cứu gần như ngay lập tức nội tâm hóa hoàn toàn vai trò của họ - họ dường như đã quên rằng họ thậm chí còn có cuộc sống thực bên ngoài nhà tù.

    Các lính canh đã hành động với sự tàn bạo đặc biệt, như thể họ sẽ không bao giờ phải trả giá cho hành động của mình, trong khi các tù nhân bị lạm dụng nhân quyền một cách đáng sợ, phần lớn, họ không đòi được thả ra mặc dù họ có thể rời đi mà không phải chờ đợi thêm để đợi chấp thuận.

    Có lẽ còn đáng lo ngại hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh với vai trò là người quan sát trong thí nghiệm nhà tù Stanford đã không có ý kiến gì về mặt đạo đức của thí nghiệm này. Sau đó, Zimbardo ước tính rằng có lẽ 50 người đã nhìn thấy những gì đang diễn ra trong nhà tù dưới tầng hầm của anh ta, và bạn gái của ông là người duy nhất đủ tỉnh táo và phản đối việc tiếp tục thí nghiệm.

    Phát hiện của Zimbardo ngay lập tức cho thấy nó có liên quan rất nhiều đối với hoàn cảnh thực tế, chỉ hai tuần sau khi thí nghiệm nhà tù Stanford kết thúc, các tù nhân trong nhà tù khét tiếng San Quentin và Attica đã nổi dậy bạo lực tương tự như những gì đã xảy ra vào ngày thứ hai của thí nghiệm.

    Zimbardo sau đó đã được gọi để làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện về các điều kiện của nhà tù và ảnh hưởng của chúng đối với hành vi của con người. Quan điểm của Zimbardo luôn là các điều kiện bên ngoài, thay vì tính cách của một cá nhân, quyết định cách mọi người phản ứng khi bị căng thẳng.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford hé lộ những chiều sâu đen tối nhất của tâm lý con người - Ảnh 10.

    Có thể thấy được rằng thí nghiệm trong nhà tù Stanford và thí nghiệm Milgram trước đó có những điểm tương đồng. Trong cả hai thí nghiệm, những người có vẻ bình thường, khỏe mạnh đã bị dụ dỗ (hầu như không bị ép buộc và chỉ có một chút khuyến khích) thực hiện những tội ác khủng khiếp chống lại chính những đồng loại của mình.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford đã chứng minh rằng chính nhà tù giả lập, chứ không phải những đặc điểm tính cách cá nhân, đã gây ra hành vi của những người tham gia. Do sự quy kết này, các kết quả của thí nghiệm nhà tù Stanford tương đồng với kết quả của thí nghiệm Milgram. Trong thí nghiệm Milgram, những đối tượng tham gia ngẫu nhiên đã phục tùng mệnh lệnh thực hiện các cú sốc điện có vẻ nguy hiểm và có thể gây chết người cho một đối tượng khác

    Trong cả hai trường hợp, các quyết định của các cá nhân đôi lúc sẽ không thể kiểm soát được, và đặc biệt gợi ý rằng các phản ứng có thể được điều chỉnh bởi môi trường địa phương khi các quyết định được đưa ra.

    Thí nghiệm nhà tù Stanford cũng đã được sử dụng để minh họa thuyết bất hòa nhận thức và sức mạnh của quyền hành. Hành vi của những người tham gia có thể đã bị định hình vì họ biết rằng có những người theo dõi họ (hiệu ứng Hawthorne). Những quản giáo không những không tự kiềm chế vì sợ nhóm thí nghiệm theo dõi, mà còn hành xử hung hăng hơn là khi không có những người giám sát.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ