Việc Chính phủ Trung Quốc đầu tư vào các công ty sản xuất chip nhớ tối tân sẽ khiến giá chip nhớ toàn cầu chao đảo nếu sản phẩm đầu ra không được kiểm soát cẩn thận.
Đồng thời, thị trường chip nhớ cũng sẽ có khả năng tái diễn tình trạng "bùng-nổ-và-sụp-đổ" mà chúng ta từng chứng kiến đối với các thị trường tấm nền màn hình và pin năng lượng mặt trời trước đây.
Yangtze Memory Technologies, một công ty con của nhà sản xuất chip bán dẫn thuộc sở hữu nhà nước Tshinghua Unigroup, hiện đang trên con đường trở thành nhà sản xuất hàng loạt chip nhớ flash 3-D NAND đầu tiên của Trung Quốc. Được biết, chip nhớ 3-D NAND sẽ mang lại dung lượng lưu trữ cao hơn đáng kể so với các đối thủ truyền thống. "Hai hay ba năm về trước, tôi sẽ không tin điều này" - một nhân viên bán hàng của công ty Nhật Bản Advantest, chuyên sản xuất các thiết bị kiểm tra chip, cho biết - "Có vẻ như họ sẽ chuẩn bị mọi thứ và đưa chúng vào hoạt động vào cuối năm 2018, đầu năm 2019".
Bởi các con chip 3-D có thể "đóng gói" nhiều bộ nhớ hơn vào trong một sản phẩm nhỏ, chúng được tận dụng để đưa vào các thiết bị như smartphone, cũng như trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu hiện đang bùng nổ. Và dù công nghệ của Yangtze Memory vẫn tụt lại đằng sau trong lĩnh vực chip nhớ 3-D, năng suất sản xuất của hãng vẫn tăng đều đặn khi mà công ty này đã tung ra nhiều đợt hàng mẫu liên tiếp.
Chip bán dẫn là trung tâm của kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" do chính phủ nước này tiết lộ 3 năm về trước, nhằm nâng cấp lĩnh vực sản xuất của đất nước. Chip nhớ hiện là mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc, là nguyên liệu chủ chốt phục vụ ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử hùng mạnh của nước này. Nếu Trung Quốc muốn cải thiện cân bằng thương mại với thế giới, họ sẽ phải tìm cách sản xuất thêm ngày càng nhiều các linh kiện cốt lõi ngay trong nước.
Các chính quyền địa phương của Trung Quốc hiện đang đề xuất những khoản ưu đãi và trợ cấp rất hào phóng để thu hút các nhà sản xuất chip nhớ nước ngoài và trong nước. Công ty Ferrotec Holding của Nật Bản đang xây dựng một nhà máy sản xuất các tấm bán dẫn ở thành phố Hàng Châu, nhưng trong quá trình thiết kế công xưởng, kế hoạch này đã bị để ý bởi chính quyền thành phố.
Thị trường sản xuất thiết bị bán dẫn ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng 40% trong năm nay, lên mức 11,3 tỷ USD - theo dự báo của SEMI, một hiệp hội công nghiệp điện tử toàn cầu. Sự tăng trưởng này bao gồm nhu cầu từ các nhà máy Trung Quốc của các công ty nước ngoài, và chiếm 20% thị trường toàn cầu, chỉ thua Hàn Quốc mà thôi.
Trung Quốc cũng đã tự biến mình thành một nhà cung ứng không thể thiếu của loại chip nhớ flash NOR chậm hơn nhưng đáng tin cậy hơn, được dùng trong các thiết bị điện gia dùng và xe hơi. "Các nhà sản xuất hợp đồng của Trung Quốc hiện được đánh giá khá cao" khi mà nhu cầu về chip trong xe hơi và tấm nền màn hình đang tăng mạnh. Bắc Kinh hi vọng nước họ sẽ có thể làm điều tương tự đối với chip NAND.
Thị trường NAND hiện chưa nhộn nhịp, bởi nhu cầu về smartphone đang có xu hướng giảm. Nhưng đây là điều bình thường vào giai đoạn đầu năm, và các con chip sẽ trở nên cực kỳ khan khiếm vào mùa hè này, khi mà các hãng smartphone tất bật tìm kiếm nguồn hàng cho các smartphone sắp ra mắt vào dịp mua sắm lễ cuối năm.
Thị trường này sẽ dịch chuyển về mặt dài hạn như thế nào, không ai biết được. "Bắt đầu từ năm 2020, Yangtze Memory sẽ định đoạt sự cân bằng của thị trường NAND" - Akira Minamikawa, nhà phân tích tại IHS Markit cho biết. Nếu mọi kế hoạch của công ty được thực hiện đúng như trên giấy tờ, nguồn cung cấp các con chip nói trên có thể vượt nhu cầu vào năm 2021. Giá của một con chip NAND 256-gigabit có thể trồi sụt ở khoảng 2,4 USD vào năm 2021 từ mức 7 USD hoặc hơn vào thời điểm năm 2017.
Khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư và thép, hóa chất dầu mỏ và các tấm pin mặt trời, các thị trường đó đã sụp đổ. Nhưng đối với thị trường bán dẫn, nhiều người cho rằng Trung Quốc sẽ học thuộc lòng kinh nghiệm đau đớn trước đây. "Trung Quốc sẽ không chỉ tiếp tục bán chip bán dẫn cho đến khi thị trường cạn nguồn cùng" - một nguồn tin cho biết.
Bản thân nhu cầu của Trung Quốc có tiềm năng thu hút một số nguồn cung mới. Các công ty Internet trong nước như Tencent Holdings và Alibaba Group Holdings đang tăng cường đầu tư vào các trung tâm dữ liệu, góp phần đáng kể vào những kết quả trên lĩnh vực nhờ vào các nhà cung cấp công nghệ thông tin Mỹ.
Ở thời điểm ban đầu, Yangtze Memory sẽ chủ yếu cung ứng sản phẩm cho thị trường chip giá thấp. Công ty hiện đang phải đối với với nhiều thách thức trong ngành công nghiệp, bảo gồm cả thách thức trong việc tuyển dụng đủ số kỹ sư cần thiết.
Nhưng nhà sản xuất màn hình pha lê lỏng của Trung Quốc cũng đã bắt đầu sản xuất các màn hình smartphone giá rẻ cho các nhà sản xuất trong nước, và hiện nắm giữa một phần ngày càng lớn thị trường tấm nền màn hình cỡ nhỏ và trung. Ngay cả trên thị trường màn hình độ phân giải cao, nơi các nhà sản xuất Hàn Quốc và Nhật Bản từ lâu đã thống trị, giá mà các công ty Trung Quốc đề nghị cũng đã đạt khoảng 10% của các sản phẩm do các hãng dẫn đầu thị trường sản xuất.
Những xung đột thương mại mới đây với Mỹ có thể sẽ là một lực đối kháng tác động lên sự tăng trưởng của thị trường chip của Trung Quốc nếu nó dẫn đến việc nền kinh tế lớn này của châu Á nhập khẩu nhiều hơn nữa các chip bán dẫn. Dù vậy, nếu bỏ qua mọi sự thay đổi lớn, Trung Quốc có thể sẽ sớm thống trị thị trường này, và có quyền đặt ra những mức cho cả bên cung lẫn bên cầu.
Tham khảo: AsiaNikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời