Thống kê của Uber cho thấy khách hàng sẵn sàng chịu trả giá cao hơn tới 9,9 lần nếu điện thoại sắp hết pin

    NPQM,  

    Thêm một lưu ý nữa dành cho những khách hàng "ruột" thường xuyên di chuyển bằng phương tiện của mạng lưới trực tuyến nổi tiếng toàn cầu này.

    Thông thường, khách hàng sẽ phải cung cấp một số thông tin nhất định về cá nhân cũng như thiết bị sử dụng trước khi download một ứng dụng về máy.

    Tuy nhiên, điều lạ lùng ở đây là Uber lại có thể làm điều ngược lại: Công ty với mạng lưới giao thông trực tuyến phổ biến này sẽ thông báo cho bạn biết khi điện thoại sắp hết pin. Trong một lần phỏng vấn, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường và kinh tế của Uber - Keith Chen - cho biết, khi bạn đồng ý tải ứng dụng về máy, bạn đã cho phép Uber quyền truy cập vào thiết bị của bạn, với mục đích lưu ý người sử dụng khi nào nên chuyển sang chế độ tiết kiệm pin.

    Trong khi hầu hết mọi người coi đó như một tính năng thú vị và hữu ích, điều ẩn giấu phía sau đó mới đáng khiến chúng ta phải lưu tâm ngay từ bây giờ và cả về sau nữa. Theo thống kê và điều tra, khách hàng có xu hướng sẵn sàng trả giá cho tính năng Surge Price (tăng giá giờ cao điểm) cao hơn đến 9,9 lần phụ thuộc vào mức độ pin còn đang “thoi thóp”, nhằm đảm bảo việc họ sẽ không bị lâm vào hoàn cảnh không biết xoay xở ra sao khi điện thoại đúng lúc hết sạch năng lượng.

    Bên cạnh đó, những khách hàng với một thiết bị hoàn toàn ổn định, được sạc đầy pin có thể chờ đến khi Surge Price giảm xuống. Uber thậm chí sẽ phát ra âm thanh thông báo trong 30 phút tiếp theo nếu trường hợp Surge Price giảm xảy ra.

    Vấn đề đặt ra ở đây là Uber có thực sự đặt giá Surge Price theo mức pin còn lại của người dùng hay không?

    Điều này thật sự khá dễ hiểu, đặc biệt là trong thời đại hiện nay, mọi người bắt đầu từ bỏ thói quen sử dụng ví mọi lúc mọi nơi. Hầu hết chúng ta đang được tận hưởng những công nghệ tiên tiến nhất, liên quan cả đến việc trả giá qua những ứng dụng điện thoại được ủy quyền chính thức. Vì vậy, việc điện thoại hết pin sẽ trở thành một cơn ác mộng khi, về bản chất, sẽ không có nguồn cung tài chính sẵn sàng như mọi khi nữa.

     Giao diện hiển thị mức giá phải trả

    Giao diện hiển thị mức giá phải trả

    Bất ngờ hơn cả, dựa trên số liệu thu thập được, Uber phát hiện khách hàng thường đồng ý trả mức giá tăng ở tỷ lệ 2,1x thay vì 2,0x. Lý giải cho điều này, Chen cho biết: Khi khách hàng nhìn vào con số tròn chẵn như 2,0, họ có xu hướng nghĩ rằng Uber đang cố tình “làm quá” mọi việc khi con số thực sự có thể ít hơn, kém vài phần mười. Nhưng đối với trường hợp mức tăng 2,1x, họ sẽ thay đổi quan điểm theo một hướng khác, cho rằng thuật toán của Uber đang tính toán khá chính xác và chi tiết, khiến họ cảm thấy đó là một số tiền hợp lý và xứng đáng phải bỏ ra hơn là mức 2,0x.

    Cuối cùng, Keith Chen cũng phát biểu, khẳng định Uber sẽ không lạm dụng tính năng này để thúc ép người sử dụng phải trả thêm phí. Dù chưa ai dám xác nhận độ tin cậy cũng như có một cách thức để đứng ra độc lập theo dõi quy trình này, nhưng đó cũng là một động thái đáng khích lệ đến từ Uber. Hoặc trên hết, luôn có một giải pháp chắc chắn và an toàn hơn cả, đó là hãy tập thói quen mang ví cùng tiền mặt, hoặc một cục pin sạc dự phòng không bao giờ là thừa trong những tình huống tương tự.

    Tham khảo: TheNextWeb

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ